Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Bài 7.24 trang 59 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 11

162

Với giải Bài 7.24 trang 59 SGK Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 26: Khoảng cách giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Bài 7.24 trang 59 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 11

Bài 7.24 trang 59 Toán 11 Tập 2: Cho tứ diện ABCD có các cạnh đều bằng a. Gọi M, N tương ứng là trung điểm của các cạnh AB, CD. Chứng minh rằng:

a) MN là đường vuông góc chung của AB và CD.

b) Các cặp cạnh đối diện trong tứ diện ABCD đều vuông góc với nhau.

Lời giải:

Bài 7.24 trang 59 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

a) Xét tam giác ADB có AD = BD = a nên tam giác ADB cân tại D.

Vì M là trung điểm của AB nên DM là trung tuyến.

Vì tam giác ADB cân tại D, DM là trung tuyến nên DM đồng thời là đường cao hay DM  AB.

Xét tam giác ABC có AC = BC = a nên tam giác ABC cân tại C mà CM là trung tuyến nên CM là đường cao hay CM  AB.

Vì DM  AB và CM  AB nên AB  (DCM), suy ra AB  MN.

Xét tam giác ADC có AD = AC = a nên tam giác ACD cân tại A mà AN là trung tuyến nên AN đồng thời là đường cao hay AN  CD.

Xét tam giác BCD có BD = BC = a nên tam giác BCD cân tại B mà BN là trung tuyến nên BN đồng thời là đường cao hay BN  CD.

Vì AN  CD và BN  CD nên CD  (ABN), suy ra CD  MN.

Vì AB  MN và CD  MN nên MN là đường vuông góc chung của AB và CD.

b) Vì AB  (DCM) nên AB  CD.

Bài 7.24 trang 59 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

Gọi E là trung điểm của BC.

Xét tam giác ABC có AB = AC = a nên tam giác ABC cân tại A mà AE là trung tuyến nên AE đồng thời là đường cao hay AE  BC.

Xét tam giác BDC có BD = CD = a nên tam giác BCD cân tại D mà DE là trung tuyến nên DE đồng thời là đường cao hay DE  BC.

Có AE  BC và DE  BC nên BC  (ADE), suy ra BC  AD.

Gọi F là trung điểm của BD.

Xét tam giác ADB có AB = AD = a nên tam giác ADB cân tại A mà AF là trung tuyến nên AF đồng thời là đường cao hay AF  BD.

Xét tam giác BCD có BC = CD = a nên tam giác BCD cân tại C mà CF là trung tuyến nên CF đồng thời là đường cao hay CF  BD.

Vì AF  BD và CF  BD nên BD  (ACF), suy ra BD  AC.

Đánh giá

0

0 đánh giá