Giải Toán 8 trang 121 Tập 1 (Cánh Diều)

408

Với giải SGK Toán 8 Cánh Diều trang 121 chi tiết trong Bài tập cuối chương 5 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 8 trang 121 Tập 1 (Cánh Diều)

Bài 7 trang 121 Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD có DAB^=BCD^,ABD^=CDB^. Chứng minh ABCD là hình bình hành.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 7)

Ta có ABD^=CDB^ mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD.

Từ AB // CD, suy ra CDA^+DAB^=180°ABC^+BCD^=180° (các cặp góc trong cùng phía)

Lại có DAB^=BCD^ nên CDA^=ABC^.

Xét tứ giác ABCD có DAB^=BCD^ (giả thiết) và CDA^=ABC^ (chứng minh trên)

Suy ra ABCD là hình bình hành (các cặp góc đối bằng nhau).

Bài 8 trang 121 Toán 8 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh tứ giác MNPQ là hình thoi.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 8)

• Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD và AD = BC.

Vì M là trung điểm của AB nên MA=MB=12AB;

      N là trung điểm của CD nên PC=PD=12CD

Do đó MA = MB = PC = PD.

Tương tự ta cũng có QA = QD = NB = NC.

• Xét ΔAMQ và ΔBMN có:

MAQ^=MBN^=90° (do ABCD là hình chữ nhật);

MA = MB (chứng minh trên);

QA = NB (chứng minh trên)

Do đó ΔAMQ = ΔBMN (hai cạnh góc vuông)

Suy ra MQ = MN (hai cạnh tương ứng)      (1)

Chứng minh tương tự, ta có:

+) ΔBMN = ΔCPN (hai cạnh góc vuông)

Suy ra MN = PN (hai cạnh tương ứng)      (2)

+) ΔCPN = ΔDPQ (hai cạnh góc vuông)

Suy ra PN = PQ (hai cạnh tương ứng)      (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra MN = PN = PQ = MQ.

• Tứ giác MNPQ có MN = PN = PQ = MQ nên là hình thoi.

Bài 9 trang 121 Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên các cạnh AC, BC lần lượt lấy các điểm D, G sao cho AD = CG < AC. Từ điểm D kẻ DE vuông góc với AC (E thuộc AB). Chứng minh tứ giác CDEG là hình chữ nhật.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 9)

Vì ΔABC vuông cân tại C (giả thiết) nên A^=B^=45°.

Xét ΔADE vuông tại D (do DE  AC) có:

DAE^+DEA^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Suy ra DEA^=90°DAE^=90°45°=45°

ΔADE vuông tại D có DAE^=DEA^ (cùng bằng 45°) nên là tam giác vuông cân tại D

Do đó AD = ED.

Mà AD = CG nên ED = CG.

Xét tứ giác CDEG có:

• ED = CG (chứng minh trên);

• ED // CG (do cùng vuông góc với AC)

Do đó CDEG là hình bình hành

Lại có CDE^=90°

  Suy ra CDEG là hình chữ nhật.

Bài 10 trang 121 Toán 8 Tập 1:Cho hình vuông ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt lấy các điểm M, N, P, Q sao cho AM = BN = CP = DQ < AB. Chứng minh tứ giác MNPQ là hình vuông.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 10)

• Do ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA.

Mà AM = BN = CP = DQ

Suy ra AB – AM = BC – BN = CD – CP = DA – DQ

Hay MB = NC = PD = QA

• Xét ΔAMQ và ΔBNM có:

MAQ^=NBM^=90°;

AM = BN (giả thiết);

QA = MB (chứng minh trên)

Do đó ΔAMQ = ΔBNM (hai cạnh góc vuông)

Suy ra QM = MN (hai cạnh tương ứng).

Chứng minh tương tự ta có: MN = NP và NP = PQ.

Khi đó MN = NP = PQ = QM.

• Tứ giác MNPQ có 4 cạnh bằng nhau nên là hình thoi.

• Do ΔAMQ = ΔBNM (chứng minh trên) nên AMQ^=BNM^ (hai góc tương ứng)

 BNM^+BMN^=90° (do ΔBMN vuông tại B)

Suy ra AMQ^+BMN^=90°

Lại có AMQ^+QMN^+BMN^=180°

Suy ra QMN^=180°AMQ^+BMN^=180°90°=90°.

• Hình thoi MNPQ có QMN^=90° nên là hình vuông.

Bài 11 trang 121 Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD. Gọi M là điểm nằm giữa A và B, N là điểm nằm giữa C và D sao cho AM = CN. Gọi I là giao điểm của MN và AC. Chứng minh:

a) ΔIAM = ΔICN;

b) Tứ giác AMCN là hình bình hành;

c) Ba điểm B, I, D thẳng hàng.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 11)

a) Do ABCD là hình bình hành nên AB // CD.

Suy ra AMN^=CNM^  MAC^=NCM^ (các cặp góc so le trong)

Xét ΔIAM và ΔICN có:

AMI^=CNI^ (do AMN^=CNM^);

AM = CN (giả thiết);

MAI^=NCI^ (do MAC^=NCM^)

Do đó ΔIAM = ΔICN (g.c.g)

b) Xét tứ giác AMCN có AM = CN (giả thiết) và AM // CN (do AB // CD)

Suy ra tứ giác AMCN là hình bình hành.

c) Do AMCN là hình bình hành nên hai đường chéo AC, MN cắt nhau tại trung điểm I của mỗi đường.

Do ABCD là hình bình hành nên hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Mà I là trung điểm của AC nên I là trung điểm của BD.

Do đó ba điểm B, I, D thẳng hàng.

Bài 12 trang 121 Toán 8 Tập 1: Cho hình thoi ABCD và hình bình hành BCMD. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh:

a) OD=12CM và tam giác ACM là tam giác vuông;

b) Ba điểm A, D, M thẳng hàng;

c) Tam giác DCM là tam giác cân.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 12)

a) • Do ABCD là hình thoi nên hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

Suy ra OD=12BD.

Do BCMD là hình bình hành nên BD = CM.

Do đó OD=12CM.

• Ta có: CM // BD (do BCMD là hình bình hành)

              AC  BD (chứng minh trên)

Do đó CM  AC hay MCA^=90°

Vây tam giác ACM là tam giác vuông.

b) Vì ABCD là hình thoi nên AD // BC

Vì BCMD là hình bình hành nên DM // BC

Do đó qua điểm D có hai đường thẳng AD và DM cùng song song với đường thẳng BC nên AD trùng với DM (Tiên đề Euclid)

Hay ba điểm A, D, M thẳng hàng.

c) Ta có: BD // CM (chứng minh câu a) nên:

 BDC^=DCM^ (so le trong);   (1)

 ADB^=DMC^ (đồng vị)         (2)

Do ABCD là hình thoi nên DB là tia phân giác của góc ADC

Do đó ADB^=BDC^                 (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra DCM^=DMC^.

Xét ΔDCM có DCM^=DMC^ nên là tam giác cân tại D.

Bài 13 trang 121 Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CD. Gọi O là giao điểm của AM và BN. Chứng minh:

a) ΔABM = ΔBCN;

b) BAO^=MBO^;

c) AM  BN.

Lời giải:

Toán 8 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5 (ảnh 13)

a) Do ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA.

Vì M là trung điểm của BC nên MB=MC=12BC;

     N là trung điểm của CD nên NC=ND=12CD.

Do đó MB = MC = NC = ND.

Xét ΔABM và ΔBCN có:

ABM^=BCN^=90° (do ABCD là hình vuông);

AB = CD (chứng minh trên);

MB = NC (chứng minh trên)

Do đó ΔABM = ΔBCN (hai cạnh góc vuông).

b) Vì ΔABM = ΔBCN (câu a) nên BAM^=CBN^ (hai góc tương ứng).

Hay BAO^=MBO^.

c) Xét ΔABM vuông tại B có BAO^+BMO^=90°

 BAO^=MBO^ (câu b) nên MBO^+BMO^=90°.

Xét ΔMBO có MBO^+BMO^+BOM^=180° (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra BOM^=180°MBO^+BMO^=180°90°=90°.

Do đó OM  BO hay AM  BN.

Đánh giá

0

0 đánh giá