VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ| Giải VBT Toán lớp 9

390

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ trang 131,132,133,134,135 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ

 Phần câu hỏi bài 1 trang 131, 132 Vở bài tập toán 9 tập 2

Câu 1

Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ. Biết rằng BC = 3 cm; AB = 6 cm. Diện tích xung quanh của một hình trụ bằng:

(A) 18πcm2               (B) 26πcm2

(C 36πcm2                (D) 38πcm2 

Phương pháp giải:

Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là Sxq=2πrh

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ có bán kính đáy R=BC=3cm và chiều cao DC=AB=6cm nên diện tích xung quanh hình trụ là Sxq=2πRh=2π.3.6=36π(cm2)

Chọn C.

Câu 2

Một hình trụ có đường kính đáy d là 12,6 cm, diện tích xung quanh bằng 333,5 cm2. Khi đó, chiều cao h của hình trụ xấp xỉ là (lấy π=3,14):

(A) 7,9 cm                               (B) 8,2 cm

(C 8,4 cm                                (D) 9,2 cm

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. 

Phương pháp giải:

Tính bán kính đáy r=d2

Từ công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là Sxq=2πrh ta tính được chiều cao h.

Trả lời:

Bán kính đáy hình trụ là r=d2=12,62=6,3cm

Gọi chiều cao hình trụ là h thì diện tích xung quang hình trụ là S=2πrh=2π.6,3.h=12,6π.h

Từ đề bài ta có 12,6πh=333,5h=333,512,6π8,4cm

Chọn C.

Câu 3

Một hình trụ có thể tích 147,4 cm2, chiều cao 7,5 cm. Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai thì bán kính đáy r của hình trụ xấp xỉ là (lấy π=3,14 ):

(A) 2,2 cm                               (B) 2,5 cm

(C 2,8 cm                                (D) 3,2 cm

Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. 

Phương pháp giải:

Thể tích hình trụ V=πr2h với r là bán kính đáy và h là chiều cao hình trụ.

Trả lời:

Gọi r(r>0) là bán kính đáy của hình trụ

Thể tích hình trụ là V=πr2h=πr2.7,5

Theo đề bài ta có 7,5πr2=147,2r2=147,27,5πr=147,27,5π2,5cm

Chọn B

Bài 1 trang 132 Vở bài tập toán 9 tập 2

Một hình trụ có bán kính đáy là 7cm, diện tích xung quang bằng 352cm2. Khi đó chiều cao của hình trụ là:

(A) 3,2cm                      (B) 4,6cm

(C) 1,8cm                      (D) 2,1cm

(E) Một kết quả khác

Hãy chọn kết quả đúng

Phương pháp giải:

+ Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h là Sxq=2πrh . Từ đó tính chiều cao hình trụ.

Trả lời

Theo công thức ta có

Sxq=2πrhh=Sxq2πr=3522.π.78(cm)

Vậy kết quả đúng là đáp án E.

Bài 2 trang 132 Vở bài tập toán 9 tập 2

Điền đủ kết quả vào những ô trống (...) của bảng sau:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

+ Chu vi đường tròn bán kính r là C=2πr. Diện tích hình tròn bán kính r là S=πr2.

+ Hình trụ có r là bán kính đáy và h là chiều cao thì  thể tích hình trụ V=πr2h, diện tích xung quanh Sxq=2πrh.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

+ Khi r=1cm và h=10cm ta có :

- Chu vi đáy : C=2πr=2π(cm)

- Diện tích đáy : Sd=πr2=π(cm2);

- Diện tích xung quanh : Sxq=2πrh=2π.10=20π(cm2);

- Thể tích : V=πr2h=π.10=10π(cm3).

+ Khi r=5cm và h=4cm ta có :

C=2πr=10π(cm);                               Sd=πr2=π.52=25π(cm2);

Sxq=2πrh=40π(cm2);                        V=πr2h=π.52.4=100π(cm3).

+ Khi h=8cm và chu vi đáy C=4π cm ta có :

4π=2πrr=2cm;                          Sd=πr2=π.22=4π(cm2);

Sxq=2πrh=32π(cm2);                      V=πr2h=π.22.8=32π(cm3).

Điền kết quả vào bảng trên.

Bài 3 trang 133 Vở bài tập toán 9 tập 2

Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là 314cm2. Hãy tính bán kính đường tròn đáy và thể tích hình trụ (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Phương pháp giải:

+ Hình trụ có r là bán kính đáy và h là chiều cao thì  thể tích hình trụ V=πr2h, diện tích xung quanh Sxq=2πrh.

Trả lời

Theo công thức Sxq=2πrh, mà h=r314=2πr2 với π3,14.  

Vậy  r2=3142π=50r527,07(cm).

Theo công thức V=πr2h, vì h52cm và r52cm nên

V=πr2h3,14.(52)31110,16(cm3).

Bài 4 trang 133 Vở bài tập toán 9 tập 2

Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 2a, BC = a). Quay hình chữ nhật đó quanh AB thì được được hình trụ có thể tích V1; quanh BC thì được hình trụ có thể tích V2. Trong các đẳng thức dưới đây, hãy chọn đẳng thức đúng.

(A) V1=V2                 (B) V1=2V2

(C) V2=2V1               (D) V2=3V1

Phương pháp giải:

+ Xác định chiều cao và bán kính đáy của mỗi hình trụ

+ Hình trụ có r là bán kính đáy và h là chiều cao thì  thể tích hình trụ V=πr2h

Trả lời:

V1=π.BC2.AB=πa2.2a=2πa3

 V2=π.AB2.BC=π(2a)2.a=4πa3

Vậy đẳng thức đúng là V2=2V1.

Chọn C.

Bài 5 trang 133 Vở bài tập toán 9 tập 2

Người ta nhúng hoàn toàn một tượng đá nhỉ vào một lọ thủy tinh có nước dạng hình trụ. DIện tích đáy của lọ thủy tinh là 12,8cm2. Nước trong lọ dâng lên thêm 8,5mm. Hỏi thể tích của tượng đá là bao nhiêu ?

Phương pháp giải:

Tính thể tích lượng nước dâng lên bằng công thức V=S.h với S là diện tích đáy và h là chiều cao mực nước.

Trả lời:

V là thể tích tượng đá. Lượng nước dâng thêm có thể tích bằng thể tích hình trụ có diện tích đáy 12,8cm2 và chiều cao h=8,5mm và bằng thể tích tượng đá. Do đó :

Với h=8,5mm=0,85cm và S=12,8cm2 V=Sh=12,8.0,85=10,88cm3

Vậy thể tích tượng đá là 10,88cm3. 

Bài 6 trang 134 Vở bài tập toán 9 tập 2

Điền đủ kết quả những ô trống (...) trong bảng sau:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

Phương pháp giải:

+ Chu vi đường tròn bán kính r là C=2πr. Diện tích hình tròn bán kính r là S=πr2.

+ Hình trụ có r là bán kính đáy và h là chiều cao thì  thể tích hình trụ V=πr2h, diện tích xung quanh Sxq=2πrh.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

Đổi 25mm=2,5cm;1m=100cm;1l=1000cm3π3,14.

+ Khi r=2,5cm;h=7cm, ta có :

- Đường kính d=2r=2.2,5=5cm

- Chu vi đáy C=2πr2.3,14.2,5=15,7(cm);

- Diện tích đáy S=πr2=π.2,5219,635(cm2);

- Diện tích xung quanh Sxq=2πrh2.3,14.2,5.7109,9(cm2)

- Thể tích V=πr2h3,14.2,52.7137,375(cm3)

+ Khi d=6cm;h=100cm ta có :

Bán kính : r=3cm;

C=2πr18,84(cm);

Sd=πr2=π.3228,26(cm2);

Sxq=2π.3.1001884(cm2);

V=πr2h=π.32.1002826(cm3).

+ Khi r=5cm và V=1000cm3, ta có :

Đường kính d=2.5=10(cm);

Chiều cao h=Vπr210003,14.5212,739(cm)

 C=2πr2.3,14.531,4(cm);

Sd=πr2=π.5278,5(cm2);

Sxq=2πrh400(cm2).

Bài 7 trang 135 Vở bài tập toán 9 tập 2

Đường ống nối hai bể cá trong một thủy cung ở miền nam nước Pháp có dạng một hình trụ với độ dài 30m. Dung tích của đường ống nói trên là 1800000 lít. Tính diện tích đáy của đường ống.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức thể tích hình trụ có diện tích đáy Sd và chiều cao h là V=Sd.h.

Trả lời

Ta có : 1000l=1m3 ;        V=1800000 lít=1800m3  và h=30m.

Từ công thức V=Sd.h Sd=Vh=180030=60(m2).

Đánh giá

0

0 đánh giá