Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung| Giải Toán lớp 9

711

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 9.

Giải bài tập Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Trả lời câu hỏi 1 trang 68 SGK Toán 9 Tập 2: Hãy vẽ một đường tròn rồi vẽ hai cung bằng nhau

Phương pháp giải:

Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau

Lời giải:

 

CÁCH 1: Kẻ AC, BD là hai đường kính bất kì của đường tròn (O) 

Ta có: AOB^=COD^ (hai góc đối đỉnh)

Nên sđAmB=sđCnD AmB=CnD

CÁCH 2: Vẽ cung AB, nối AB, đo số đo AOB^. Dựng cung CD sao cho COD^=AOB^.

Chú ý: Có nhiều cách dựng 2 cung bằng nhau. Ta chỉ cần đảm bảo góc ở tâm chúng tạo ra là bằng nhau.

Trả lời câu hỏi 2  trang 68 SGK Toán 9 tập 2: Hãy chứng minh đẳng thức sđAB=sđAC+sđCB trong trường hợp điểm C nằm trên cung nhỏ AB (h.3). 

Phương pháp giải

Sử dụng: Số đo của góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn. 

Lời giải:

Vì C nằm trên cung nhỏ AB nên OC nằm giữa OA và OB

Bài tập trang 69-70 SGK Toán 9

Bài 1 trang 68 sgk Toán lớp 9 Tập 2: Kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành một góc ở tâm có số đo là bao nhiêu độ vào những thời điểm sau:

a) 3 giờ;

b) 5 giờ;

c) 6 giờ;

d) 12 giờ;

e) 20 giờ.

Phương pháp giải:

+ Tính góc ở tâm tạo bởi hai kim giữa hai số liền nhau

+ Từ đó tính số đo góc ở tâm trong mỗi trường hợp

Lời giải:

Đồng hồ gồm có 12 số tương ứng với 3600

Suy ra góc ở tâm tạo bởi hai kim giữa hai số liền nhau là 3600:12=300

 

a) Vào thời điểm 3 giờ thì góc tạo thành giữa hai kim đồng hồ là: 3.300=900

b) Vào thời điểm 5 giờ thì góc tạo thành giữa hai kim đồng hồ là: 5.300=1500

c) Vào thời điểm 6 giờ  thì góc tạo thành giữa hai kim đồng hồ là: 6.300=1800

d) Vào thời điểm 12 giờ hai kim đồng hồ trùng nhau thì góc tạo thành giữa hai kim đồng hồ là: 00

e) Vào thời điểm 20 giờ thì góc tạo thành giữa hai kim đồng hồ là: 4.300=1200 

Bài 2 trang 69 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho hai đường thẳng xy  st cắt nhau tại O, trong các góc tạo thành có góc 40. Vẽ một đường tròn tâm O. Tính số đo của các góc ở tâm xác định bởi hai trong bốn tia gốc O.

Phương pháp giải:

+ Sử dụng hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180.

+ Hai góc đối đỉnh có số đo bằng nhau 

Lời giải:

 

Ta có xOs^=40 , suy ra yOt^=xOt^=40 (hai góc đối đỉnh)

Lại có xOs^+xOt^=180 (hai góc kề bù) nên xOt^=180xOs^=18040=140.

Lại có sOy^=xOt^=140 (hai góc đối đỉnh)

Vậy xOt^=sOy^=140;xOs^=tOy^=40 

và xOy^ = sOt^ = 180

Bài 3 trang 69 sgk Toán lớp 9 tập 2: Trên các hình 5, 6, hãy dùng dụng cụ đo góc để tìm số đo cung AmB. Từ đó tính số đo cung AnB tương ứng.

Phương pháp giải:

Nối OA,OB

Đo góc ở tâm AOB^ để suy ra số đo cung AmB

Suy ra sđAnB=3600sđAmB

Sử dụng:

+ Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

+ Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360o và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)

Lời giải:

Với hình 5

Ta có: AOB^=1250 

=>sđAmB=1250

và  sđAnB=36001250=2350

Với hình 6

Ta có góc AOB^=650

=>sđAmB=650

 sđAnB =3600sđAmB =3600650=2950

Bài 4 trang 69 sgk Toán lớp 9 tập 2: Xem hình 7. Tính số đo góc ở tâm AOB và số đo cung lớn AB

Phương pháp giải:

Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360o và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)

Số đo của nửa đường tròn bằng 180o

Lời giải:

Ta có OA=AT (gt) và OAT^=900 nên  AOT là tam giác vuông cân tại A, vậy AOB^=450

 Số đo cung nhỏ AB=AOB^=450. Do đó số đo cung lớn AB là: 3600450=3150 

Bài 5 trang 69 sgk Toán lớp 9 tập 2: Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A  B cắt nhau tại M. Biết AMB^=350.

a) Tính số đo của góc ở tâm tạo bởi hai bán kính OA,OB.

b) Tính số đo mỗi cung AB (cung lớn và cung nhỏ).

Phương pháp giải:

a) Sử dụng tính chất tia tiếp tuyến

Sử dụng định lý: Tổng bốn góc trong tứ giác bằng 360

b) Sử dụng:

Số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó

Số đo cung lớn bằng 360 trừ số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).

Lời giải:

 

a) Vì MA,MB là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại M nên OAM^=90;MBO^=90 

Xét tứ giác OBMA có OAM^+OBM^+AMB^+AOB^=360 (định lý tổng các góc của tứ giác)

Hay90+90+35+AOB^=360AOB^=145.

Vậy số đo của góc ở tâm tạo bởi hai bán kính OA,OB là:AOB^=1450

b) Từ AOB^=1450 Số đo cung nhỏ AB là 1450 và số đo cung lớn AB là: 36001450=2150 

Bài 6 trang 69 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho tam giác đều ABC. Gọi O là tâm của đường tròn đi qua ba đỉnh A,B,C.

a) Tính số đo các góc ở tâm tạo bởi hai trong ba bán kính OA,OB,OC.

b) Tính số đo các cung tạo bởi hai trong ba điểm A,B,C.

Phương pháp giải:

Sử dụng:

Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360o và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)

Lời giải:

 

a) Ta có: A^=B^=C^=600 (gt)

Tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực của ba cạnh cũng chính là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác đều ABC.

Nên A1^=A2^=B1^=B2^=C1^=C2^=300 

Suy ra:  AOB^=1800A1^B1^=1800300300=1200

Tương tự ta suy ra: AOB^=BOC^=COA^=1200

b) Từ AOB^=BOC^=COA^=1200 ta suy ra:

sđAB=sđCA=sđCB =1200

sđABC=sđBCA=sđCAB =36001200=2400

Bài 7 trang 69 sgk Toán lớp 9 tập 2: Cho hai đường tròn cùng tâm O với bán kính khác nhau. Hai đường thẳng đi qua O cắt hai đường tròn đó tại các điểm A,B,C,D,M,N,P,Q (h.8)

a)Em có nhận xét gì về số đo của các cung AM,CP,BN,DQ.

b) Hãy nêu tên các cung nhỏ bằng nhau.

c) Hãy nêu tên hai cung lớn bằng nhau.

Phương pháp giải:

Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360o và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)

Hai cung bằng nhau có số đo bằng nhau.

Lời giải:

 

a) Các cung nhỏ AM,CP,BN,DQ có cùng số đo (cùng bằng góc BON)

b) AM = DQBN = PCAQ =MDBP =NC.

c) Các cung lớn bằng nhau:

AMDQ=MAQDBNCP=NBPC

Chú ý:

+ Phân biệt "so sánh hai cung" và "so sánh số đo hai cung":

Ta chỉ so sánh được hai cung trong cùng một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau.

So sánh số đo hai cung : luôn so sánh được

+ Ở câu c, ta có thể chọn 2 cung lớn bằng nhau khác, chẳng hạn: AQDM=DMAQBPCN=CNBP

Bài 8 trang 70 sgk Toán lớp 9 tập 2: Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a) Hai cung bằng nhau thì có số đo bằng nhau.

b) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau.

c) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn hơn.

d) Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.

Phương pháp giải:

So sánh hai cung:

Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau: Khi đó:

- Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.

- Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Lời giải:

Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau

a) Đúng 

Chú ý: Khi ta nói hai cung bằng nhau, nghĩa là hai cung này so sánh được (tức chúng cùng nằm trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau). Do đó, theo cách so sánh hai cung đã biết thì hai cung bằng nhau thì số đo bằng nhau. 

b) Sai vì không rõ hai cung nằm trên một đường tròn hay trên hai đường tròn bằng nhau không.

c) Sai vì không rõ hai cung nằm trên một đường tròn hay trên hai đường tròn bằng nhau không.

d) Đúng vì ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau. Khi đó, trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn

Bài 9 trang 70 sgk Toán lớp 9 tập 2: Trên đường tròn tâm O lấy ba điểm A,B,C sao cho AOB^=1000, sđ cung AC=450. Tính số đo của cung nhỏ BC và cung lớn BC. (Xét cả hai trường hợp: điểm C nằm trên cung nhỏ AB, điểm C nằm trên cung lớn AB).

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+ Nếu C là một điểm nằm trên cung AB  thì  số đo cung AB=số đo cung AC+ số đo cung BC.

+ Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

+ Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360o và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn)

Lời giải:

TH1: Điểm C nằm trên cung nhỏ AB

 

Số đo cung nhỏ BC là sđBC=sđABsđAC=1000450=550

Số đo cung lớn BC=3600550=3050 

TH2: Điểm C nằm trên cung lớn AB

 

Số đo cung nhỏ BC là sđBC=sđAB+sđAC=1000+450=1450

Số đo cung lớn BC=36001450=2150 

Lý thuyết Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung

1. Lý thuyết góc ở tâm

a. Góc ở tâm

- Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.

Ví dụ: AOB^ là góc ở tâm (hình 1 ).

- Nếu 00<α<1800 thì cung nằm bên trong góc được gọi là cung nhỏ, cung nằm bên ngoài góc được gọi là cung lớn.

- Nếu α=1800 thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

- Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. Góc bẹt chắn nửa đường tròn.

b. Số đo cung

- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Ví dụ: AOB^= số đo cung AB (góc ở tâm chắn cung AB) (hình 1)

- Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung 2  mút với cung lớn).

- Số đo của nửa đường tròn bằng 1800 . Cả đường tròn có số đo 3600. Cung không có số đo 00 (cung có 2  mút trùng nhau).

c. So sánh hai cung

Trong một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau:

- Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.

- Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

d. Định lý

Nếu C là một điểm nằm trên cung AB  thì

sđ AB= sđ AC+ sđ CB.

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính số đo của góc ở tâm, tính số đo của cung bị chắn. So sánh các cung.

Phương pháp:

Ta sử dụng các kiến thức sau:

- Số đo cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó

- Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung hai đầu mút với cung lớn).

- Số đo của nửa đường tròn bằng 1800. Cung cả đường tròn có số đo 3600.

- Sử dụng tỉ số lượng giác của một góc nhọn để tính góc.

- Sử dụng quan hệ đường kính và dây cung.

Đánh giá

0

0 đánh giá