Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tích của một số với một vectơ

890

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 3. Tích của một số với một vectơ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 10 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tích của một số với một vectơ

1. Tích của một số với một vecto và các tính chất

HĐ Khám phá 1 trang 94 Toán 10 Tập 1Cho vectơ a. Hãy xác định độ dài và hướng của hai vectơ a+a,(a)+(a): (Hình 1)

HĐ Khám phá 1 trang 94 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải 

Dựa vào hình 1 ta thấy

Vectơ a+a=AC có độ dài bằng 2 lần vectơ avà cùng hướng với vectơ a

Vectơ (a)+(a)=DF có độ dài bằng 2 lần vectơ (a) và cùng hướng với vectơ (a)

Câu hỏi trang 95 Toán 10

Thực hành 1 trang 95 Toán 10 Tập 1Cho hai vectơ cho hai vectơ a,b và điểm M như hình 3.

a) Hãy vẽ vectơ MN=3a,MP=3b

b) Cho biết mỗi ô có cạnh bằng 1. Tính: |3b|,|3b|,|2a+2b|.

Thực hành 1 trang 95 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Bước 1: Xác định hướng của vectơ a;b

Bước 2: Xác định tỉ lệ độ dài |x||a|

Lời giải 

a) MN=3acó độ dài bằng 3 lần vectơ a, cùng hướng với vectơ a

Suy ra, từ điểm M vẽ vectơ MN với độ dài là 6 ô vuông và có hướng từ trái sang phải

MP=3bcó độ dài bằng 3 lần vectơ b, ngược hướng với vectơ b

Suy ra, từ điểm M vẽ vectơ MP với độ dài là 3 đường chéo ô vuông và có hướng từ trên xuống dưới chếch sang trái

b) Hình vuông với cạnh bằng 1 thì ta tính được đường chéo có độ dài là 2|b|=2 . Suy ra:

|3b|=3|b|=32|3b|=3|b|=32|2a+2b|=|2(a+b)|=2|a+b|

Từ điểm cuối của vectơ a vẽ một vectơ bằng vectơ b ta có c=a+b

Áp dụng định lý cosin ta tính được độ dài của vectơ c|c|=|a|2+|b|22|a||b|cos(a,b^)=22+222.2.2.cos(135)=10

|2a+2b|=2|a+b|=2|c|=210

Thực hành 1 trang 95 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Thực hành 2 trang 95 Toán 10 Tập 1Cho tam giác ABC. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi MA+MB+MC=3MG

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc 3 điểm MA=MG+GA

Lời giải 

Thực hành 2 trang 95 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

MA+MB+MC=3MGMG+GA+MG+GB+MG+GC=3MG

(MG+MG+MG)+(GA+GB+GC)=3MG

3MG=3MG (đpcm) ( Vì G  là trọng tâm của tam giác ABC nên GA+GB+GC=0)

Vận dụng trang 95 Toán 10 Tập 1Một con tàu chở hàng A đang đi về hướng tây với tốc độ 20 hải lý/ giờ. Cùng lúc đó, một con tàu chở khách B đang đi về hướng đông với tốc độ 50 hải lý/giờ. Biểu diễn vectơ vận tốc b của tàu theo vectơ vận tốc a của tòa A.

Vận dụng trang 95 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Lời giải 

Ta thấy hai hướng đông và tây là ngược nhau và tỉ số độ dài |b||a|=5020=52

b=52a

Vận dụng trang 95 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

2. Điều kiện để hai vecto cùng phương

Câu hỏi trang 96 Toán 10

HĐ Khám phá 2 trang 96 Toán 10 Tập 1Cho hai vectơ a và b cùng phương khác 0 và cho c=|a||b|.b. So sánh độ dài và hướng của hai vectơ a và c

Lời giải 

vectơ c=|a||b|.b có độ dài gấp |a||b| lần vectơ b và cùng hướng với vectơ b

+) Nếu hai vectơ a và b cùng hướng thì hai vectơ a và ccùng hướng và ngược lại

+) |c|=||a||b|.b|=|a||b|.|b|=|a|. Suy ra hai vectơ a và ccó cùng độ

Thực hành 3 trang 96 Toán 10 Tập 1Cho tứ giác ABCD có I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD. Cho điểm G thỏa mãn GA+GB+GC+GD=0. Chứng minh ba điểm I, G, J  thẳng hàng

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất trung điểm và quy tắc ba điểm

GA+GB=2GI với I là trung điểm AB

GI+GJ=0  G là trung điểm IJ.

Thực hành 3 trang 96 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải 

Ta có:

GA+GB+GC+GD=0(GI+IA)+(GI+IB)+(GJ+JC)+(GJ+JD)=0

2GI+(IA+IB)+2GJ+(JC+JD)=0

2GI+2GJ=02(GI+GJ)=0

GI+GJ=0là trung điểm của đoạn thẳng IJ

Vậy I, G, J thẳng hàng

Bài tập 

Câu hỏi trang 97 Toán 10

Bài 1 trang 97 Toán 10 Tập 1Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm hai đường chéo. Với M là điểm tùy ý, chứng minh rằng:

a) MA+MB+MC+MD=4MO

b) AB+AC+AD=2AC

Phương pháp giải

a) Sử dụng quy tắc ba điểm MA=MO+OA và tính chất trung điểm OA+OC=0

b) Sử dụng tính chất của bình bình hành AB+AD=AC

Lời giải 

Bài 1 trang 97 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) MA+MB+MC+MD=4MO

MO+OA+MO+OB+MO+OC+MO+OD=4MO

4MO+(OA+OB)+(OC+OD)=4MO

4MO+0+0=4MO4MO=4MO(luôn đúng)

(vì là giao điểm 2 đường chéo nên là trung điểm của AB, CD)

b) ABCD là hình bình hành nên ta có AB+AD=AC

Suy ra AB+AC+AD=(AB+AD)+AC=AC+AC=2AC (đpcm)

Bài 2 trang 97 Toán 10 Tập 1Cho tứ giác ABCD gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD . Chứng minh rằng

a)  AC+BD=2MN

b)  AC+BD=BC+AD

Phương pháp giải

Chèn điểm M: AB=AM+MB,

Tính chất trung điểm MA+MB=0

Lời giải 

Bài 2 trang 97 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a)AC+BD=AM+MN+NC+BM+MN+ND=(AM+BM)+(MN+MN)+(NC+ND)=0+2MN+0=2MN(đpcm)                                                             

b) AC+BD=BC+AD

BC+AD=BM+MN+NC+AM+MN+ND

(BM+AM)+(MN+MN)+(NC+ND)=2MN

Mặt khác ta có: AC+BD=2MN

Suy ra AC+BD=BC+AD

Cách 2: 

AC+BD=BC+ADACAD=BCBDDC=DC(đpcm)

Bài 3 trang 97 Toán 10 Tập 1Cho hai điểm phân biệt  B. Xác định điểm M sao cho  

Phương pháp giải 

Bước 1: Xác định hướng của hai vectơ

Bước 2: Xác định tỉ số độ dài |MA||MB|MA+4MB=0

Lời giải 

Cách 1:

MA+4MB=0MA=4MBMAMB=|MA||MB|=|4MB||MB|=4 và hai vectơ MA,MB ngược hướng

Suy ra nằm giữa AB sao cho MAMB=4

Cách 2: 

MA+4MB=0MB+BA+4MB=05MB=AB

Vậy A, M, B thẳng hàng, M nằm giữa A và B sao cho MB=15AB

Bài 4 trang 97 Toán 10 Tập 1Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, CD, EF. Lấy điểm M tùy ý, chứng minh rằng MA+MB+MC+MD=4MG

Phương pháp giải 

Sử dụng quy tắc ba điểm MA=MO+OA và tính chất trung điểm

(với là trung điểm của AB)OA+OB=0

Lời giải

Bài 4 trang 97 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

MA+MB+MC+MD=(MG+GE+EA)+(MG+GE+EB)+(MG+GF+FC)+(MG+GF+FD)

=(MG+MG+MG+MG)+2(GE+GF)+(EA+EB)+(FC+FD)

=4MG+2.0+0+0=4MG  (đpcm)

Bài 5 trang 97 Toán 10 Tập 1Máy bay  đang bay về hướng Đông Bắc với tốc độ 600 km/h. Cùng lúc đó, máy bay đang bay về hướng Tây Nam với tốc độ 800 km/h. Biểu diễn vectơ vận tốc bcủa máy bay B theo vectơ vận tốc a của máy bay A

Bài 5 trang 97 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải 

Vecto a,b là vecto vận tốc của máy bay A và máy bay b.

Do đó |a|,|b| lần lượt là độ lớn của vecto vận tốc tương ứng.

Ta có: |a|=600,|b|=800

|b||a|=800600=43

Hai hướng Đông Bắc và Tây Nam là ngược nhau, do đó b=43a

Bài 6 trang 97 Toán 10 Tập 1Cho 2 điểm phân biệt A và B

a) Xác định điểm O sao cho OA+3OB=0

b) Chứng minh rằng với mọi điểm M, ta có MA+3MB=4MO

Phương pháp giải

a) Chèn điểm: OA=OB+BA

Từ đó tìm OB theo AB đã biết

b) Chèn điểm O, làm xuất hiện MO ở vế trái.

Lời giải

a) OA+3OB=0

OA+3OB=0OB+BA+3OB=0OB+3OB=BA4OB=ABOB=14AB

Vậy O thuộc đoạn AB sao cho OB=14AB

 Bài 6 trang 97 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

b) Ta có: 

MA+3MB=(MO+OA)+3(MO+OB)=(MO+3MO)+(OA+3OB)=4MO+0=4MO.(đpcm)

Bài 7 trang 97 Toán 10 Tập 1Cho tam giác ABC

a)  Xác định các điểm M, N, P thỏa mãn: MB=12BC,AN=3NB,CP=PA

b) Biểu thị mỗi vectơ MN,MP theo hai vectơ BC,BA

c) Chứng minh ba điểm M, N, P thẳng hàng

Phương pháp giải 

a)  Xác định hướng và tỉ số độ dài

MB=k.BCMB và BC cùng hướng; tỉ số độ dài BCMB=k

b)  Phân tích  MN theo hai vecto MB,NB

c)  M,N,P thẳng hàng MN=k.MP (kZ)

Lời giải chi tiết

a)      Ta có:

+) MB=12BCMB và BC cùng hướng; tỉ số độ dài BCMB=2

M nằm ngoài đoạn thẳng BC sao cho MB=12BC

+) AN=3NBAB+BN=3NB4NB=ABNB=14AB

N thuộc đoạn thẳng AB và NB=14AB

+) CP=PAPC+PA=0

P là trung điểm của CA

 Bài 7 trang 97 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b) MN=MB+BN=12BC+14BA

MP=MC+CP=MC+12CA=32BC+12(BABC)=BC+12BA

c) Ta có:

MN=12BC+14BA; MP=BC+12BA

MP=2MN

Vậy M,N,P thẳng hàng

Lý thuyết Bài 3. Tích của một số với một vectơ

1. Tích của một số với một vecto và các tính chất

+) Tích của một số thực kvới một vecto a0 là một vecto, kí kiệu là ka.

+) Vecto ka có độ dài bằng |k||a| và

              Cùng hướng với vecto a nếu k>0

              Ngược hướng với vecto a nếu k<0

+) Quy ước: 0a=0 và k0=0

+) Tính chất: Với hai vecto a,b và hai số thực k,t ta luôn có:

 k(ta)=(kt)a(k+t)a=ka+tak(a+b)=ka+kb;k(ab)=kakb1a=a;(1)a=a

2. Điều kiện để hai vecto cùng phương

+) Hai vecto a và b cùng phương khi và chỉ khi tồn tại k để a=kb.         

+) Nhận xét:

Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng AB=kAC.

+) Chú ý:

Cho hai vecto a và b không cùng phương. Với mỗi vecto c luôn tồn tại duy nhất cặp số thực (m;n) sao cho c=ma+nb

Đánh giá

0

0 đánh giá