05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Toptailieu.vn xin giới thiệu 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán.

Mời các bạn đón xem:

05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Lý thuyết

I. Hàm số

1. Định nghĩa

Cho D ⊂ R, D ≠ Ø. Một hàm số xác định trên D là một quy tắc f cho tương ứng mỗi số x ∈ D với một và duy nhất chỉ một số y ∈ R. Ta kí hiệu:

f: D → R

x → y = f(x)

Tập hợp D được gọi là tập xác định (hay miền xác định), x được gọi là biến số, yo = f(xo) tại x = xo.

Một hàm số có thể được cho bằng một công thức hay bằng biểu đồ hay bằng bảng.

Lưu ý rằng, khi cho nột hàm số bằng công thức mà không nói rõ tập xác định thì ta ngầm hiểu tập xác định D là tập hợp các số x ∈ R mà các phép toán trong công thức có nghĩa.

2. Đồ thị

Đồ thị của hàm số:

f: D → R

x → y = f(x)

là tập hợp các điểm (x;f(x)), x ∈ D trên mặt phẳng tọa độ.

3. Sự biến thiên

Hàm số y = f(x) là đồng biến trên khoảng (a;b) nếu với mọi x1, x2 ∈ (a;b) mà x1 < x2 ⇔ f(x1) < f(x2) hay x1 ≠ x2 ta có 18 câu trắc nghiệm Hàm số Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1).

Hàm số y = f(x) là nghịch biến trên khoảng (a;b) nếu với mọi x1, x2 ∈ (a;b) mà x1 < x2 ⇒ f(x1) > f(x2) hay x1 ≠ x2 ta có 18 câu trắc nghiệm Hàm số Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 2).

4. Tính chẵn lẻ của hàm số

Hàm số

f: D → R

x → y = f(x)

được gọi là hàm số chẵn nếu: x ∈ D ⇒ -x ∈ D và f(-x) = f(x), là hàm số lẻ nếu x ∈ D ⇒ -x ∈ Df(-x) = -f(x).

II. Hàm số bậc hai

1. Hàm số bậc hai

Định nghĩa

Hàm số bậc hai được cho bởi công thức:

y = ax2 + bx + c (a ≠ 0)

có tập xác định D = R và biệt thức Δ = b2 - 4ac

Chiều biến thiên:

Nếu a > 0 thì hàm số y = ax2 + bx + c:

16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1)

Bảng biến thiên:

16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 2)

2. Đồ thị hàm số bậc hai

Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a ≠ 0) là đường parabol có:

+) đỉnh là điểm 16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 3)

+) trục đối xứng là đường thẳng 16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 4).

+) Bề lõm của Parabol quay lên trên nếu a > 0 và xuống dưới nếu a < 0.

+) Giao điểm với trục tung: A(0;c).

+) Hoành độ giao điểm với trục hoành (nếu có) là nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0.

* Cách vẽ

Cách 1: (Dùng cho mọi trường hợp)

Bước 1: Xác định tọa độ đỉnh I

Bước 2: Vẽ trục đối xứng

Bước 3: Xác định tọa độ các giao điểm của Parabol cới trục tung và trục hoành (nếu có)

Bước 4: Vẽ parabol (lưu ý dấu của hệ số a - liên quan đến bề lõm của Parabol)

Cách 2: (sử dụng khi đã có đồ thị hàm số y = ax2)

Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a ≠ 0) suy ra từ đồ thị hàm số y = ax2 bằng cách:

+ Tịnh tiến song song với trục hoành |16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 5)| đơn vị về bên trái nếu 16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 5)  > 0, về bên phải nếu 16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 5) < 0.

+ Tịnh tiến song song với trục tung |16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 6)| đơn vị lên trên nếu 16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 6) > 0, và xuống dưới nếu 16 câu trắc nghiệm Hàm số bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 6) < 0.

III. Dấu của tam thức bậc hai

1. Tam thức bậc hai (một ẩn)

Tam thức bậc hai (đối với x) là biểu thức dạng ax2 + bx + c. Trong đó a, b, c là nhũng số cho trước với a ≠ 0.

Nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 được gọi là nghiệm của tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c; Δ = b2 - 4ac và Δ' = b'2 - ac theo thứ tự được gọi là biệt thức và biệt thức thu gọn của tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c.

2. Dấu của tam thức bậc hai

Định lí.

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0) có biệt thức Δ = b2 - 4ac.

- Nếu Δ < 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ R.

- Nếu Δ = 0 thì f(x) có nghiệm kép x = -50 câu trắc nghiệm Dấu của tam thức bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1).

Khi đó f(x) có cùng dấu với hệ số a với mọi x ≠ -50 câu trắc nghiệm Dấu của tam thức bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1).

- Nếu Δ > 0, f(x) có 2 nghiệm x1, x2 (x1 < x2) và luôn cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ (-∞;x1) ∪ (x2;+∞) và luôn trái dấu với hệ số a với mọi x ∈ (x1;x2)

Chú ý:

Dấu của tam thức bậc hai được thể hiện trong bảng sau

50 câu trắc nghiệm Dấu của tam thức bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 2)

Nhận xét: Cho tam thức bậc hai ax2 + bx + c

 50 câu trắc nghiệm Dấu của tam thức bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 3)

IV. Phương trình quy về phương trình bậc hai

1. Các kiến thức cần nhớ

a. Phương trình trùng phương

+)  Phương trình trùng phương là phương trình có dạng ax4 + bx2 + c = 0 (a ≠ 0)   

+) Cách giải: Đặt ẩn phụ t = x2 (t ≥ 0) để đưa phương trình về phương trình bậc hai:  at2 + bt + c = 0 (a ≠ 0)

b. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức

Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn của phương trình.

Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.

Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được ở bước 2.

Bước 4. So sánh các nghiệm tìm được ở bước 3 với điều kiện xác định và kết luận.

c. Phương trình đưa về dạng phương trình tích

Để giải phương trình đưa về dạng tích, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.

Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.

d) Sự tương giao giữa đường thẳng và parabol

Sự tương giao giữa đường thẳng d:y = mx + n và parabol (P): y = ax2 (a ≠ 0) 

Hình minh họa

20 câu trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1)

Số giao điểm của đường thẳng d và parabol (P) là số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm

ax2 = mx + n ⇔ ax2 - mx - n = 0 (*)

+) Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt (Δ > 0) thì d cắt (P) tại hai điểm phân biệt

+) Phương trình (*) có nghiệm kép (Δ = 0) thì d tiếp xúc với (P).

+) Phương trình (*) vô nghiệm (Δ < 0) thì d không cắt (P)

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Giải phương trình trùng phương

Phương pháp:

Xét phương trình trùng phương ax4 + bx2 + c = 0 (a ≠ 0)

Bước 1. Đặt t = x2 (t ≥ 0) ta được phương trình bậc hai: at2 + bt + c = 0 (a ≠ 0)

Bước 2. Giải phương trình bậc hai ẩn t , thay t trở lại phép đặt ra tìm được các nghiệm của phương trình đã cho.

Dạng 2: Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức

Phương pháp:

Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn của phương trình.

Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.

Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được ở bước 2.

Bước 4. So sánh các nghiệm tìm được ở bước 3 với điều kiện xác định và kết luận.

Dạng 3: Phương trình đưa về dạng phương trình tích

Phương pháp:

Để giải phương trình đưa về dạng tích, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.

Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.

Dạng 4: Giải phương trình bằng cách đặt ẩn phụ

Phương pháp:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định (nếu có)

Bước 2. Đặt ẩn phụ và giải phương tình theo ẩn mới

Bước 3. Tìm nghiệm ban đầu và so sánh với điều kiện xác định ở bước 1 để kết luận nghiệm.

Dạng 5: Giải phương trình chứa căn thức

Phương pháp:

Bước 1: Điều kiện xác định

Bước 2: Làm mất dấu căn bằng cách đặt ẩn phụ hoặc lũy thừa hai vế sau đó giải phương trình.

Bước 3: So sánh điều kiện và kết luận nghiệm.

Dạng 6: Một số dạng khác

Phương pháp:

Ta có thể dùng hằng đẳng thức, thêm bớt hạng tử, hoặc đánh giá hai vế… để giải phương trình.

Dạng 7: Xác định số giao điểm của đường thẳng d:y = mx + n và parabol (P):y = ax2 (a ≠ 0)

Phương pháp:

Số giao điểm của đường thẳng d và parabol (P) là số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm

ax2 = mx + n ⇔ ax2 - mx - n = 0 (*)

+) Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt (Δ > 0) thì d cắt (P) tại hai điểm phân biệt

+) Phương trình (*) có nghiệm kép (Δ = 0)thì d tiếp xúc với (P).

+) Phương trình (*) vô nghiệm (Δ < 0)thì d không cắt (P)

Dạng 8: Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng d:y = mx + n và parabol (P):y = ax2 (a ≠ 0)

Phương pháp:

Xét phương trình hoành độ giao điểm ax2 = mx + n ⇔ ax2 - mx - n = 0 (*)

Giải phương trình (*) tìm được x suy ra y. Tọa độ giao điểm là (x;y).

Dạng 9: Xác định tham số m để đường thẳng d:y = mx + n và parabol (P):y = ax2 (a ≠ 0) cắt nhau tại điểm thỏa mãn điều kiện cho trước .

Phương pháp:

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung ⇔ phương trình (*) có hai nghiệm âm phân biệt ⇔ 20 câu trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 2)

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm phân biệt cùng nằm bên phải trục tung  phương trình (*) có hai nghiệm dương phân biệt ⇔ 20 câu trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc hai Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 3)

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm khác phía trục tung  phương trình (*) có hai nghiệm trái dấu ⇔ ac < 0

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm có tọa độ thỏa mãn biểu thức cho trước (thường biến đổi biểu thức để sử dụng hệ thức Vi-et)

Dạng 10: Bài toán liên quan đến diện tích tam giác, diện tích hình thang và chiều cao.

Phương pháp:

Ta vận dụng linh hoạt các cách phân chia diện tích và công thức tính diện tích tam giác, hình thang để làm bài.

Bài tập

Câu 1: Tập xác định của hàm số 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 1)  là:

A. D = [2; + ∞).

B. D = (2; + ∞).

C. D = ℝ \{2}.

D. D = ℝ.

Lời giải: 

Đáp án đúng là: B.

Biểu thức  có nghĩa khi x – 2 > 0 ⇔ x > 2.

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D = (2; + ∞).

Câu 2: Parabol y = – x2 + 2x + 3 có đỉnh là

A. I(– 1; 0).

B. I(3; 0).

C. I(0; 3).

D. I(1; 4).

Lời giải: 

Đáp án đúng là: D.

Parabol y = – x2 + 2x + 3 có các hệ số: a = – 1; b = 2, c = 3.

Ta có: 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 2)  và y(1) = – 12 + 2 . 1 + 3 = 4.

Vậy tọa độ đỉnh của parabol là I(1; 4).

Câu 3: Hàm số y = x2 – 5x + 4

A. Đồng biến trên khoảng (1; + ∞).

B. Đồng biến trên khoảng (– ∞; 4).

C. Nghịch biến trên khoảng (– ∞; 1).

D. Nghịch biến trên khoảng (1; 4).

Lời giải: 

Đáp án đúng là: C.

Hàm số y = x2 – 5x + 4 có các hệ số a = 1 > 0, b = – 5, c = 4.

Ta có:  05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 3).

Do đó hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 4)  và đồng biến trên khoảng 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 5) .

Mà (– ∞; 1) 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 6)   nên hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (– ∞; 1).

Câu 4: Bất phương trình x2 – 2mx + 4 > 0 nghiệm đúng với mọi x ∈ ℝ khi

A. m = – 1.

B. m = – 2.

C. m = 2.

D. m > 2.

Lời giải: 

Đáp án đúng là: A.

Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – 2mx + 4 có hệ số a = 1 > 0, ∆' = (– m)2 – 1 . 4 = m2 – 4.

Để f(x) > 0 (cùng dấu với hệ số a) với mọi x ∈ ℝ thì ∆' < 0 hay m2 – 4 < 0.

⇔ m2 < 4 ⇔ – 2 < m < 2.

Trong các đáp án đã cho, ta thấy đáp án m = – 1 là thỏa mãn – 2 < m < 2.  

Câu 5: Tập nghiệm của phương trình 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 7)  là

05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 8)

Lời giải: 

Đáp án đúng là: C.

Bình phương hai vế của phương trình 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 7) ta được:

2x2 – 3 = x2 – 2x + 1

⇔ x2 + 2x – 4 = 0

⇔  05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 9).

Lần lượt thay các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy x = 05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 10)  thỏa mãn.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {05 câu trắc nghiệm Bài tập cuối chương 6 (có đáp án) (ảnh 10)}.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Phương trình quy về phương trình bậc hai

Bài 19: Phương trình đường thẳng

Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách

Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Bài 22: Ba đường conic

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
679 47 14
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
582 12 6
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
659 12 9
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
648 13 8
Tải xuống