Tác giả có nói đến việc “vào lồng” ở câu thơ thứ hai, vậy ý thơ nào cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng

141

Với giải Câu 4 trang 21 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tác giả có nói đến việc “vào lồng” ở câu thơ thứ hai, vậy ý thơ nào cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả có nói đến việc “vào lồng” ở câu thơ thứ hai, vậy ý thơ nào cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng”? Qua việc đọc bài thơ và từ những hiểu biết về Nguyễn Công Trứ, hãy bình luận về tâm thế, cách ứng xử của tác giả ở từng thời điểm và trước các sự kiện mang tính dấu mốc trong cuộc đời mình.

Trả lời:

– “Vào lồng” tức tham gia vào bộ máy chính trị, làm quan. Ý thơ cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng”: “Đô môn giải tổ chi niên” (Tại kinh đô, tác giả cởi dây đeo ấn, tức từ quan để về quê).

- Cả sự kiện “vào lồng” và “giải tổ” đều thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của tác giả. Khi “nhập thế”, làm quan, thi thố tài năng thì dấn thân, hết sức thực thi bổn phận, trách nhiệm; luôn tận tuỵ cống hiến. Khi rời chốn quan trường thì dứt khoát, không luyến tiếc vinh hoa phú quý; sống hết mình, tự do tự tại,...

Đánh giá

0

0 đánh giá