Với Giải SBT Toán 10 Tập 1 trong Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 10.
Nội dung bài viết
SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tổng và hiệu của hai vecto
Bài 1 trang 94 SBT Toán 10: Cho hình thoi ABCD và M là trung điểm của cạnh AB, N là trung điểm cạnh CD. Chứng minh rằng:
→MA+→MC=→MB+→MD=→MN
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất trung điểm →AB+→AC=2→AM (với M là trung điểm của BC)
Lời giải:
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo, suy ra O là trung điểm của AC, BD, MN
Áp dụng tính chất trung điểm ta có:
→MA+→MC=2→MO=→MN→MB+→MD=2→MO=→MN
Từ đó ta có →MA+→MC=→MB+→MD=→MN (đpcm)
Bài 2 trang 94 SBT Toán 10: Chứng minh rằng với tứ giác ABCD bất kì, ta luôn có:
a) →AB+→BC+→CD+→DA=→0
b) →AB−→AD=→CB−→CD
Phương pháp giải:
Sử dụng quy tắc ba điểm →AB=→AM+→MB và phép trừ vectơ →AB−→AC=→CB
Lời giải:
a) Sử dụng quy tắc ba điểm ta có:
→AB+→BC+→CD+→DA=(→AB+→BC)+(→CD+→DA)=→AC+→CA=→AA=→0
b) →AB−→AD=→DB;→CB−→CD=→DB⇒→AB−→AD=→CB−→CD
Bài 3 trang 94 SBT Toán 10: Cho tam giác đều ABC cạnh a. Tính độ dài của các vectơ →AB+→BC và →AB−→BC
Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định vectơ tổng và vectơ hiệu dựa vào các quy tắc cộng, trừ vectơ
Bước 2: Xác định độ dài các cạnh dưới dấu vectơ đã tìm được ở bước 1
Lời giải:
Ta có: →AB+→BC=→AC⇒|→AB+→BC|=|→AC|=AC=a
→AB−→BC=→AB+→CB
Từ B kẻ →BD=→CB, suy ra →AB−→BC=→AB+→CB=→AB+→BD=→AD
⇒|→AB−→BC|=|→AD|=AD
Áp dụng định lí côsin ta có AD=√AB2+BD2−2.AB.BD.cos^ABD=√a2+a2−2.a.a.cos120∘=a√3
Vậy độ dài của các vectơ →AB+→BC và →AB−→BC lần lượt là a và a√3
Bài 4 trang 94 SBT Toán 10: Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Chứng minh rằng:
a) →CO−→OB=→BA
b) →AB−→BC=→DB
c) →DA−→DB=→OD−→OC
d) →DA−→DB+→DC=→0
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của phép cộng, trừ vectơ và quy tắc ba điểm
Lời giải:
a) Hình bình hành ABCD có tâm O nên →CO=→OA,→AB=→DC,→BC=→AD
→CO−→OB=→OA−→OB=→BA (đpcm)
b) →AB−→BC=→DC−→BC=→DC+→CB=→DB (đpcm)
c) Ta có:
→DA−→DB=→BA→OD−→OC=→CD
Mặt khác ta có →BA=→CD, suy ra →DA−→DB=→OD−→OC (đpcm)
d) →DA−→DB+→DC=(→DA−→DB)+→DC=→BA+→DC
Mà ta có ABCD là hình bình hành nên →BA và →DC là hai vectơ đối nhau
→BA+→DC=→0⇒→DA−→DB+→DC=→0 (đpcm)
Bài 5 trang 94 SBT Toán 10: Cho ba lực →F1=→MA,→F2=→MB và →F3=→MC cùng tác động vào một vật tại điểm M và vật đứng yên. Cho biết độ lớn của →F1,→F2 đều là 100N và ^AMB=60∘. Tìm độ lớn của lực →F3
Phương pháp giải:
Điểm M dưới tác động của 3 lực nên →F1+→F2+→F3=→0
Và áp dụng các tính chất của phép cộng của vectơ, quy tắc hình bình hành
Lời giải:
Điểm M dưới tác động của 3 lực nên →F1+→F2+→F3=→0⇒→MA+→MB+→MC=→0
Dựng hình bình hành AMBD ta có: →MA+→MB=→MD
Suy ra →MA+→MB+→MC=→0⇔→MD+→MC=→0 (1)
(1) xảy ra khi và chỉ khi →MD và →MC là hai vectơ đối nhau
⇒|→F3|=|→MC|=|→MD|=MD
AMBD là hình bình hành suy ra →AD=→MB,^AMB=60∘⇒^MAD=120∘
Áp dụng định lí côsin ta có:
AD=√AM2+AD2−2AM.AD.cos^MAD=√1002+1002−2.100.100.cos120∘≃173,21
Vậy độ lớn của lực →F3 gần bằng 173,21 N
Bài 6 trang 94 SBT Toán 10: Khi máy bay nghiêng cánh một góc α, lực →F của không khí tác động vuông góc với cánh và bằng tổng của lực nâng →F1 và lực cản →F2 (hình 8). Cho biết α=45∘ và |→F|=a. Tính |→F1| và |→F2|
Lời giải:
Ta có: →F1=→OA,→F2=→OB,→F=→OC
Từ giả thiết ta có: ^AOB=^AOC+^COB=90∘,^COQ=^COB+^BOQ=90∘
Suy ra ^AOC=^BOQ=α=45∘ (^BOQ đối đỉnh với α)
Suy ra ^COB=90∘−^BOQ=45∘
Từ đó ta có: OA=OB=OC.cos45∘=a.√22=a√22
|→F1|=|→OA|=OA=a√22;|→F2|=|→OB|=OB=a√22
Vậy ta có |→F1|=|→F2|=a√22
Bài 7 trang 94 SBT Toán 10: Cho hình vuông ABCD có tâm O và có cạnh bằng a. Cho 2 điểm M, N thỏa mãn:
Tìm độ dài các vectơ
Lời giải:
Áp dụng vào tính chất của trung điểm và trọng tâm của tam giác ta có:
suy ra M là trung điểm của AD
Từ đó ta có:
suy ra N là trọng tâm của tam giác BCD
Suy ra
Ta tính được
Vậy độ dài các vectơ lần lượt là
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.