Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 VBT Toán lớp 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông trang 98,99,100,101,102 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
VBT Toán lớp 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Phần câu hỏi bài 4 trang 98 Vở bài tập toán 9 tập 1
Câu 12
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Cho tam giác ABC vuông tại A có ˆB=60o,BC=8. Khi đó :
Cạnh AB bằng :
(A) 4√3 (B) 4
(C) 8√3 (D) 8√33
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : c=a.sinC=a.cosB=b.tanC=b.cotB để tìm độ dài cạnh AB.
Trả lời:
Tam giác ABC vuông có : AB=BC.cosB=8.cos60o=8⋅12=4.
Đáp án cần chọn là B.
Câu 13
Cạnh AC bằng :
(A) 8√33 (B) 8√3
(C) 4 (D) 4√3
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : b=a.sinB=a.cosC=c.tanB=c.cotC để tìm độ dài cạnh AC.
Trả lời:
Tam giác vuông ABC có : AC=BC.sinB=8.sin60o=8⋅√32=4√3.
Đáp án cần chọn là D
Giải tam giác ABC biết ABC là tam giác vuông tại A và
a) b=10cm,ˆC=30o
b) c=10cm,ˆC=45o
c) a=20cm,ˆB=35o
d) c=21cm,b=18cm
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức về định lí tổng ba góc trong một tam giác và hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông để tìm góc và độ dài các cạnh còn thiếu.
Trả lời:
a) Ta có : ˆB=90o−ˆC=90o−30o=60o.
c=b.tanC=10⋅√33≈5,77(cm).
a=b:cosC=10:cos30o≈11,55(cm).
b) Ta có :
ˆB=90o−ˆC=90o−45o=45o.
Suy ra tam giác ABC là tam giác vuông cân. Bởi vậy b=c=10cm; a=√102+102≈14,14(cm).
c) Ta có : ˆC=90o−ˆB=90o−35o=55o;
b=a.sinB=20.sin35o≈11,47(cm);
c=a.cosB=20.cos35o=16,38(cm).
d) Ta có
tanB=bc=1821≈086⇒ˆB≈40o36′;
ˆC=90o−ˆB≈90o−40o36′=49o24′;
a=√b2+c2=√182+212≈27,66(cm).
Một cột đèn cao 7m có bóng trên mặt đất dài 4m. hãy tính góc mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất (góc trong hình 40, làm tòn đến phút).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức tanα=cạnh đốicạnh kề rồi tìm giá trị của góc α.
Trả lời:
Ta có tanα=74=1,75.
⇒α≈60o15′.
Cho tam giác ABC có AB=11cm,^ABC=38o,^ACB=30o. Gọi N là chân đường cao vuông góc kẻ từ A đến BC. Hãy tính AN và AC (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Trong tam giác vuông, sinα=cạnh đốicạnh huyền để tìm độ dài của cạnh góc vuông hoặc cạnh huyền.
Trả lời:
Trong tam giác vuông ANB, ta có : sinB=ANAB hay sin38o=AN11
Suy ra AN=11.sin38o≈6,77(cm).
Trong tam giác vuông ANC, ta có : sinC=ANAC hay sin30o≈6,77AC
Suy ra AC≈6,77sin30o=13,54(cm).
Cho tam giác ABC, trong đó BC=11cm,^ABC=38o,^ACB=30o..Gọi N là chân đường cao vuông góc kẻ từ A đến cạnh BC. Hãy tính:
a) Đoạn AN
b) Cạnh AC
(Gợi ý: Kẻ BK vuông góc với AC)
Phương pháp giải:
- Kẻ thêm đoạn BK vuông góc với AC để có tìm độ dài cạnh AB.
- Vận dụng các tỉ số lượng giác và hệ số về cạnh và góc trong tam giác vuông để tìm độ lớn cạnh AN và AC.
Trả lời:
Kẻ BK vuông góc với AC(K∈AC). Ta có tam giác BKC vuông tại K. Do ˆC=30o nên ^KBC=60o. Từ đó :
BK=BCsinC=11sin30o=112=5,5(cm).
^KBA=^KBC−^ABC=60o−38o=22o.
Trong tam giác vuông ABK, biết BK=5,5cm và ^KBA=22o, do đó AB=BK:cos^ABK=55:cos22o≈5,932(cm).
a) Trong tam giác vuông ANB, ta có AN=AB.sin^ABC≈5,932.sin38o≈3,652(cm).
b) Trong tam giác vuông ANC, ta có : AC=AN:sin^ACB≈3,652:sin30o≈7,304(cm).
Bài 32 trang 100 Vở bài tập toán 9 tập 1
Một con thuyền với vận tốc 2km/h vượt qua một khúc sông nước chảy mất mạnh mất 5 phút. Biết rằng đường đi của con thuyền tạo với bờ một góc 70o. Từ đó đã có thể tính được chiều rộng của khúc sông chưa ? Nếu có thể, hãy tính kết quả (làm tròn đến mét).
Phương pháp giải:
- Vẽ hình biểu diễn đường đi của con thuyền, chiều rộng của khúc sông và góc tạo bởi đường đi của con thuyền và bờ.
- Vận dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
Trả lời:
Ta có thể mô tả khúc sông và đường đi của con thuyền bởi hình 43, trong đó AB là chiều rộng của khúc sông, AC là đoạn đường đi của con thuyền.
Theo giả thiết, thuyền qua sông mất 5 phút với vận tốc 2km/h(≈33m/phút ), do đó :
AC≈33.5=165(m).
Trong tam giác vuông ABC, đã biết ˆC=70o(=^CAx) và AC≈165m nên độ dài cạnh AB (chiều rộng của khúc sông) như sau :
AB=AC.sinC=165.sin70o≈155(m).
Để nhìn thấy đỉnh A của một vách đá dựng đứng, người ta đã đứng tại điểm B cách chân C của vách đá một khoảng 45m và nhìn lên một góc 25o so với đường nằm ngang (góc nhìn lên này gọi là góc “nâng”). Tính độ cao của vách đá (làm tròn đến mét).
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức về hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông để tìm độ dài cạnh AC
Trả lời:
Ta coi vách đá vuông góc với mặt đất. Khi đó tam giác ABC vuông tại C và độ dài AC chính là độ cao của vách đá. Trong tam giác vuông ABC, ta có :
AC=BC.tan^ABC=45.tan25o≈20,983.
Vậy vách đá cao khoảng 21 mét.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.