VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9

511

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn trang 110,111,112,113 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Phần câu hỏi bài 1 trang 110, 111 Vở bài tập toán 9 tập 1

Câu 1.

Cho tam giác ABC vuông tại A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước khẳng định đúng:

(A) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là một trong ba đỉnh của tam giác đó

(B) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là trung điểm của cạnh huyền.

(C) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là trung điểm của một trong hai cạnh góc vuông

(D) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nằm bên trong tam giác đó.

Phương pháp giải:

Xác định điểm cách đều ba đỉnh của tam giác vuông rồi chọn nhận xét đúng.

Trả lời:

Tam giác ABC vuông tại A, đường tròn ngoại tiếp tam giác đó có dạng như sau:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 1)

Nhận xét đúng là : Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là trung điểm của cạnh huyền.

Đáp án cần chọn là B.

Câu 2.

Hãy điền tiếp vào chỗ trống trong các khẳng định dưới đây để được các khẳng định đúng.

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, xét đường tròn tâm O, bán kính 2. Ta có:

(A) Điểm M(-1 ; -1) nằm…….đường tròn (O ; 2)

(B) Điểm N(1 ; 2) nằm…….đường tròn (O ; 2)

(C) Điểm P(1;3) nằm…….đường tròn (O ; 2)

(D) Điểm (2;2) nằm…….đường tròn (O ; 2).

Phương pháp giải:

Để xác định vị trí của điểm Mvới đường tròn (O;R) thì em so sánh khoảng cách OM với R.

- Nếu OM=R thì điểm M nằm trên đường tròn.

- Nếu OM<R thì điểm M nằm trong đường tròn.

- Nếu OM>R thì điểm M nằm ngoài đường tròn.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 2)

Áp dụng định lí Pi-ta-go, tam giác vuông OMI có : OM=OI2+MI2=12+12=2<2. 

Vậy điểm M nằm trong đường tròn (O;2).

Tương tự ta có : ON=12+22=5>2

Điểm N nằm ngoài đường tròn (O;2).

OP=12+(3)2=4=2

Điểm P nằm trên đường tròn (O;2).

OQ=(2)2+(2)2=4=2

Điểm Q nằm trên đường tròn (O;2).

Vậy điền vào chỗ trống theo thứ tự :

(A) trong

(B) ngoài

(C) trên

(D) trên.

Bài 1 trang 111 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho hình chữ nhật ABCD có AB=12cm,BC=5cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D thuộc cùng một đường tròn, tính bán kính của đường tròn đó.

Phương pháp giải:

Tìm điểm cách đều bốn đỉnh  rồi tìm bán kính của đường tròn.

Trả lời:

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 3)

Gọi O là giao điểm của AC và BD.

Ta có OA=OC=12AC

OB=OA

AC=BD (tính chất đường chéo hình chữ nhật).

Nên OA=OB=OC=OD

Các điểm A,B,C,D cách đều điểmO nên cùng thuộc đường tròn tâm O bán kính AO.

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác ABC vuông tại B, ta có :

AC2=AB2+BC2=122+52=144+25=169, suy ra AC=13

Bán kính của đường tròn bằng AC2=132=6,5(cm).

Bài 2 trang 111 Vở bài tập toán 9 tập 1

Chứng minh các định lí:

a) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.

b) Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh trung điểm của cạnh huyền cách đều ba đỉnh A,B,C.

b) Chứng minh : Tâm của đường tròn đó là trung điểm của cạnh huyền.

Trả lời:

a) (h.62a)

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 4)

Xét tam giác vuông ABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của BC. Ta có

OA=OB=OC vì đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền.

Suy ra O là tâm của đường tròn đi qua ba điểm A;B;C.

Vậy tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.

b) (h. 62b)

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 5)

Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC, ta có OA=OB=OC.

Tam giác ABC có đường trung tuyến AO bằng 12BC nên BAC^=90o.

Vậy tam giác ABC vuông tại A.

Bài 3 trang 112 Vở bài tập toán 9 tập 1

Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng.

(1) tập hợp các điểm có khoảng cách đến điểm A cố định bằng 2cm

(4) là đường tròn tâm A bán kính 2cm

(2) Đường tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm

(5) có khoảng cách đến điểm A nhỏ hơn hoặc bằng 2cm

(3) Hình tròn tâm A bán kính 2cm gồm tất cả những điểm

(6) có khoảng cách đến điểm A bằng 2cm

 

(7) có khoảng cách đến điểm A lớn hơn 2cm

Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về định nghĩa đường tròn và định nghĩa hình tròn, nối các ô để được khẳng định đúng.

Trả lời:

Dựa vào định nghĩa đường tròn, ta nối các ô (1) và (4); (2) và (6).

Dựa vào định nghĩa hình tròn, ta nối các ô (3) và (5).

Bài 4 trang 112 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho góc nhọn xAy và hai điểm B,C thuộc tia Ax. Dựng đường tròn (O) đi qua B và C sao cho tâm O nằm trên tia Ay. 

Phương pháp giải:

- Xác định tâm và bán kính

- Tâm O phải thỏa mãn hai điều kiện, trong đó có một điều kiện là nằm trên đường trung trực của BC.

VBT Toán lớp 9 Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn| Giải VBT Toán lớp 9 (ảnh 7)Trả lời:

a) Cách dựng

- Dựng đường trung trực của BC, cắt Ay ở O.

- Dựng đường tròn tâm O bán kính OB.

b) Chứng minh

O thuộc đường trung trực của BC nên OB=OC.

Đường tròn (O;OB) có OOy, đi qua B,C

Bài 5 trang 113 Vở bài tập toán 9 tập 1

Cho đường tròn (O , 20cm), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Trên bán kính OC, lấy điểm I sao cho OI=15cm. Tia AI cắt đường tròn (O) ở M. Tính các độ dài MA, MB.

Phương pháp giải:

- Tìm độ lớn của cạnh AI và góc AMB.

- Chứng minh: ΔAOIΔAMB

- Dùng tỉ số đồng dạng tính độ lớn MA;MB. 

Trả lời:

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác AOI vuông tại O, ta có :

AI2=AO2+OI2=202+152=400+225=625(cm).

Suy ra AI=25cm.

Tam giác AMB có đường trung tuyến MO bằng 12AB nên AMB^=90o.

Các tam giác vuông AOI và MAB có chung góc nhọn A nên ΔAOIAMB(g.g)

Suy ra

OAMA=AIAB=OIMB, tức là 20MA=2540=15MB.

Vậy MA=20:2540=32(cm),MB=15:2540=24(cm).

Đánh giá

0

0 đánh giá