VBT Toán lớp 9 Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình| Giải VBT Toán lớp 9

607

Toptailieu.vn giới thiệu Giải VBT Toán lớp 9 Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình trang 25,26,27,28,29,30,31 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

VBT Toán lớp 9 Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

 Bài 22 trang 25 Vở bài tập toán 9 tập 2

Tìm hai số tự nhiên, biết tổng của chúng bằng 1006 và nếu lấy số lớn chia cho số nhỏ thì được thương là 2 và số dư là 124. 

Phương pháp giải:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết;

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng

Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được.

Bước 3. Kết luận

-Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.

- Kết luận bài toán.

Ở bài này ta chú ý rẳng nếu a chia cho b được thương là q và dư r (0r<b) thì ta có a=b.q+r.

Trả lời:

Bước 1: Gọi số lớn là x; số nhỏ là y. Điều kiện là x>y;x;yN.

Theo điều kiện thứ nhất, tổng của hai số bằng 1006 nên ta có phương trình x+y=1006

Theo điều kiện thứ hai, khi lấy số lớn chia cho số nhỏ ta được thương là 2 và số dư là 124 nên ta có phương trình x=2y+124  với điều kiện y>124.

Do đó, ta có hệ phương trình:{x+y=1006x=2y+124

Bước 2: Giải hệ phương trình này 

{x+y=1006x=2y+124{2y+124+y=1006x=2y+124{y=294x=2.294+124{y=294x=712(TM)

Bước 3: Các số tìm được 294;712. 

Vậy số lớn là 712 và số nhỏ là 294.

Chú ý: Nói chia a cho b (a,b nguyên dương) được thương là q và dư r, tức là ta có đẳng thức a=bq+r với 0r<b.

Bài 23 trang 26 Vở bài tập toán 9 tập 2

Một chiếc ô tô đi từ A và dự định đến B lúc 12 giờ trưa. Nếu xe chạy với vận tốc 35 km/h thì sẽ đến B chậm mất 2 giờ so với dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì sẽ đến B sớm hơn 1 giờ so với dự định. Tính độ dài quãng đường AB và thời điểm xuất phát của ô tô tại A. 

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức S=v.tv=St,t=Sv

Với S: là quãng đường, v: là vận tốc, t: thời gian

Và các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình để tìm quãng đường AB và thời điểm xe xuất phát.

Trả lời:

Bước 1: Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB và y (giờ) là thời gian đi theo dự định để đến B lúc 12 giờ trưa. Điều kiện của ẩn là x>0;y>1. 

Nếu xe chạy với vận tốc 35km/h thì thời gian đi từ A đến B là x35 (giờ). Khi đó xe đến B chậm mất 2 giờ so với dự định nên ta có phương trình x352=y  

Nếu xe chạy với vận tốc 50km/h thì thời gian đi từ A đến B là x50 (giờ). Khi đó xe đến B sớm 1 giờ so với dự định nên ta có phương trình x50+1=y  

Bài toán dẫn đến việc giải hệ phương trình:

(I):{y=x352y=x50+1

Bước 2: Giải hệ phương trình

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình

(I){y=x352x352=x50+1{y=x35210x700=7x+350{y=x3523x=1050{x=350y=8(tm)

Bước 3: Các giá trị tìm được của x và y lần lượt là 350 và 8.

Trả lời: Quãng đường AB dài 350km.

Thời gian  dự định để đến A lúc 12 giờ trưa là 8h nên thời điểm xuất phát của xe là 128=4 giờ.

Chú ý:

Các em lưu ý rằng nếu ngay từ đầu ta đặt ẩn y là thời điểm xe xuất phát thì ta lại phải xác định thời gian theo dự định mà xe đi từ A đến B đúng 12h. Rồi mới suy ra được hệ phương trình. Như vậy sẽ rất dễ nhầm lẫn và hệ suy ra cũng phức tạp hơn.

Tuy nhiên với cách làm trên các em phải nhớ sau khi tìm được thời gian y theo dự định thì ta phải quay lại tìm thời điểm xuất phát của xe chứ không được kết luận luôn thời điểm là 8h

 
Bài 24 trang 27 Vở bài tập toán 9 tập 2

Tính dộ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông, biết rằng nếu tăng mỗi cạnh lên 3 cm thì diện tích tam giác sẽ tăng thêm 36 cm2. Và mếu một cạnh giảm đi 2 cm, cạnh kia giảm đi 4 cm thì diện tích tam giác giảm đi 26 cm2

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông

Từ đó giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình để tìm hai cạnh góc vuông.

Trả lời

Bước 1: Gọi độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác vuông lần lượt là x;y(cm);(x;y>0)

Diện tích tam giác vuông ban đầu là S=12xy(cm2)

 Nếu tăng mỗi cạnh lên 3cm thì ta được tam giác vuông mới có hai cạnh góc vuông là (x+3)cm;(y+3)cm nên diện tích tam giác vuông mới là 12(x+3)(y+3)(cm2), mà diện tích tam giác vuông lúc này tăng thêm 36cm2 so với ban đầu nên ta có phương trình 12(x+3)(y+3)36=12xy   (1)

Nếu giảm một cạnh 2cm và giảm cạnh kia 4cm thì ta được tam giác vuông mới có hai cạnh góc vuông là (x2)cm;(y4)cm (x>2;y>4) nên diện tích tam giác vuông mới là 12(x2)(y4)(cm2), mà diện tích tam giác vuông lúc này giảm đi 26cm2 so với ban đầu nên ta có phương trình 12(x2)(y4)+26=12xy   (2)

Bước 2: Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình

{12(x+3)(y+3)36=12xy12(x2)(y4)+26=12xy{xy+3x+3y+972=xyxy4x2y+8+52=xy{3x+3y=634x2y=60{x=21y4(21y)2y=60

{x=21y84+4y2y=60{x=21y2y=24{y=12x=2112{y=12x=9(TM)

Bước 3: Vậy độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác vuông ban đầu là 9cm;12cm.

Chú ý:

Ở bài này, vì hai cạnh góc vuông đóng vai trò như nhau nên để lập phương trình (2) các em hoàn toàn có thể cho cạnhxgiảm 4cm và cạnhy  giảm 2cm.Kết quả cuối cùng ta vẫn ra độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác vuông ban đầu là 9 cm, 12 cm.
Bài 25 trang 27 Vở bài tập toán 9 tập 2

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể nước cạn (không có nước) thì sau 445 giờ đầy bể. Nếu ngay từ đầu, chỉ mở vòi thứ nhất và 9 giờ sau mới mở thêm vòi thứ hai thì phải 65 giờ nữa mới đầy bể. Hỏi nếu ngay từ đầu, chỉ mở vòi thứ hai thì phải bao lâu mới đầy bể ? 

Phương pháp giải:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết;

-Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng

Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được.

Bước 3. Kết luận

-Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.

- Kết luận bài toán.

Trả lời

Bước 1: Gọi x (giờ) là thời gian để riêng vòi thứ nhất chảy đầy bể; y (giờ) là thời gian để riêng vòi thứ hai chảy đầy bể. Điều kiện của ẩn là: x;y>245.

Khi đó, riêng vòi thứ nhất chảy trong 1 giờ thì được 1x bể.

Riêng vòi thứ hai chảy trong 1 giờ thì được 1y bể 

Vậy hai vòi cùng chảy từ đầu trong 445 giờ  (tức 245 giờ) thì được 245(1x+1y)  bể nước và đầy bể theo giả thiết ta có phương trình 245(1x+1y)=11x+1y=524 

Giả thiết thứ hai có nghĩa là mở vòi thứ nhất chảy trong (9+65) giờ cộng với vòi thứ hai chảy trong 65  giờ nữa  thì đầy bể. Điều đó được mô tả bởi phương trình  515.1x+65.1y=1

Ta có hệ phương trình {1x+1y=524515.1x+65.1y=1

Bước 2: Đặt 1x=u;1y=v ta có hệ phương trình bậc nhất hai ẩn u và v: {u+v=524515u+65v=1

Ta giải hệ này bằng phương pháp cộng đại số

{u+v=524515u+65v=1{65u+65v=14515u+65v=1{u+v=5249u=34{u=112v=18(tm)

Trở về phương trình ban đầu, ta có x=1u=12(tm) và y=1v=8(tm)

Bước 3: Giá trị x và y tìm được lần lượt là 12 và 8.

Vậy vòi thứ nhất chảy riêng trong 12 giờ thì đầy bể, vòi thứ hai chảy riêng trong 8 giờ thì đầy bể.

Bài 26 trang 28 Vở bài tập toán 9 tập 2

Hai người thợ cùng làm một công việc trong 16 giờ thì xong. Nếu người thứ nhất làm 3 giờ và người thứ hai làm 6 giờ thì chỉ hoàn thành được 25% công việc. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi người hoàn thành công việc đó trong bao lâu ? 

Phương pháp giải:

Sử dụng cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Một số lưu ý khi giải bài toán làm chung công việc 

- Có ba đại lượng tham gia là: Toàn bộ công việc , phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian (năng suất) và thời gian.

- Nếu một đội làm xong công việc trong x ngày thì một ngày đội dó làm được 1x công việc.

- Xem toàn bộ công việc là 1 (công việc).

Trả lời

Bước 1:  Giả sử nếu làm riêng thì người thứ nhất hoàn thành công việc trong x (giờ); người thứ hai trong y (giờ) (điều kiện là: x;y>16

Khi đó, trong 1 giờ người thứ nhất làm được 1x công việc; người thứ hai làm được 1y công việc nên cả hai người làm được 1x+1y  công việc.

Hai người cùng làm trong 16 giờ thì xong nên ta có phương trình 1x+1y=116 

Người thứ nhất làm trong 3 giờ và người thứ hai làm trong 6 giờ thì chỉ hoàn thành được 25%=14 công việc. Điều đó dẫn đến phương trình 3.1x+6.1y=14 

Ta có hệ phương trình {1x+1y=1163.1x+6.1y=14

Bước 2: Đặt 1x=u;1y=v,  ta được hệ phương trình bậc nhất hai ẩn u và v.

{u+v=1163u+6v=14

Ta giải hệ phương trình này bằng phương pháp cộng đại số:

{u+v=1163u+6v=14{3u+3v=3163u+6v=14{u+v=1163v=116{v=148u=124(thamãn)

Trở về phương trình đầu, ta được x=1u=24(thamãn) và y=1v=48(thamãn)

Bước 3: Vậy người thứ nhất làm riêng trong 24 giờ thì xong công việc, người thứ hai làm riêng trong 48 giờ thì xong công việc.


Bài 27 trang 29 Vở bài tập toán 9 tập 2

Nhà Lan có một mảnh vườn trồng rau cải bắp. Vườn được đánh thành nhiều luống, mỗi luống trồng cùng một số rau cải bắp. Lan tính rằng: nếu tăng thêm 8 luống rau nhưng mỗi luống trồng ít đi 3 cây thì số cây rau toàn vườn ít đi 54 cây; Nếu giảm đi 4 luống, nhưng mỗi luống trồng tăng thêm 2 cây thì số rau toàn vườn sẽ tăng thêm 32 cây. Hỏi vườn nhà Lan trồng bao nhiêu câu rau cải bắp ?

Phương pháp giải:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết;

-Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng

Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được.

Bước 3. Kết luận

-Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.

- Kết luận bài toán.

Trả lời:

Gọi x là số luống và y là số cây cải bắp trên mỗi luống. Điều kiện: x>4;y>3;x,yN.

Khi đó số cây cải bắp ban đầu có trong vườn là N=xy (cây) 

Nếu tăng thêm 8 luống rau, nhưng mỗi luống trồng ít đi 3 cây thì số cây rau trong vườn sẽ là (x+8)(y3) cây, lúc này số cây ít hơn 54 cây so với N. Điều đó được thể hiện bởi phương trình (x+8)(y3)+54=xy

Nếu giảm đi 4 luống rau, nhưng mỗi luống trồng tăng thêm 2 cây thì số cây rau trong vườn sẽ là (x4)(y+2) cây, lúc này số cây tăng thêm 32 cây so với N. Điều đó được thể hiện bởi phương trình (x4)(y+2)32=xy

Ta có hệ phương trình {(x+8)(y3)+54=xy(x4)(y+2)32=xy , thu gọn là {3x+8y+30=02x4y40=0

Ta giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số:

{3x+8y+30=02x4y40=0{3x+8y+30=04x8y80=0{3x+8y+30=0x50=0{x=503.50+8y+30=0{x=508y=120{x=50y=15(tm)

Trả lời: Vậy số cây cải trong vườn ban đầu là 15.50=750 cây.

Bài 28 trang 30 Vở bài tập toán 9 tập 2

Nếu hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn (không có nước) thì bể sẽ đầy trong 1 giờ 20 phút. Nếu mở vòi thứ nhất trong 10 phút và vòi thứ hai trong 12 phút thì chỉ được 215 bể nước. Hỏi nếu mở riêng từng vòi thì thời gian mỗi vòi chảy đầy bể là bao nhiêu ? 

Phương pháp giải:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết;

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng

Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được.

Bước 3. Kết luận

- Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.

- Kết luận bài toán.

Trả lời

Giar sử khi chảy riêng  vòi thứ nhất chảy đầy bể trong x (phút) và vòi thứ hai chảy đầy bể trong y (phút). Điều kiện là: x;y>80.

Vòi thứ nhất chảy một mình trong 1 phút được 1x bể 

Vòi thứ hai chảy một mình trong 1 phút được 1y bể

Nên hai vòi cùng chảy trong 1 phút được 1x+1y (bể)

Vì hai vòi cũng chảy vào bể cạn thì sau 1 giờ 20 phút =80 phút thì đầy bể nên ta có phương trình

1x+1y=180   (1)

Từ giả thiết mở vòi thứ nhất trong 10 phút và mở  vòi thứ hai trong 12  phút thì được 215 bể nước nên ta có phương trình  10.1x+12.1y=215  (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình {1x+1y=18010.1x+12.1y=215

Đặt 1x=u;1y=v ta có hệ

{u+v=18010u+12v=215{u=180v10(180v)+12v=215{u=180v1810v+12v=215{u=180v2v=1120{v=1240u=1120(thamãn)

Thay về cách đặt, ta được

x=1u=120(thamãn) và y=1v=240(thamãn) 

Vậy vòi thứ nhất chảy riêng trong 120 phút thì đầy bể, vòi thứ hai chảy riêng trong 240 phút thì đầy bể.

Chú ý:

Một số em không đổi đúng đơn vị thời gian dẫn đến không ra đáp án.

Bài 29 trang 31 Vở bài tập toán 9 tập 2

Một người mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng 2,17 triệu đồng, kể cả thuế gia trị giá tăng (VAT) với mức 10% đối với loại hàng thứ nhất và 8% đối với loại hàng thứ hai. Nếu VAT là 9% đối với cả hai loại hàng thì người đó phải trả tổng cộng 2,18 triệu đồng. Hỏi nếu không kể thuế VAT thì người đó phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi loại hàng ?

Phương pháp giải:

Sử dụng cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Chú ý rằng:

Nếu giá ban đầu của sản phẩm là x đồng và chịu thuế VAT a% thì giá của sản phẩm lúc này là (100+a)%.x (đồng)

Trả lời

Giả sử khi không kể thuế VAT, người đó phải trả x triệu đồng cho loại hàng thứ nhất, y triệu đồng cho loại hàng thứ hai. (điều kiện là: x;y>0)

Khi đó, số tiền phải trả cho loại hàng thứ nhất, kể cả thuế VAT 10% là (100+10%)x=1,1x triệu đồng.

Và số tiền phải trả cho loại hàng thứ hai, kể cả thuế VAT 8% là (100+8%)y=1,08y triệu đồng.

Ta có phương trình 1,1x+1,08y=2,17  

Khi thuế  VAT là 9% cho cả hai loại hàng thì số tiền phải trả là 2,18 triệu đồng nên ta có phương trình 1,09x+1,09y=2,18 

Ta có hệ phương trình

{1,1x+1,08y=2,171,09x+1,09y=2,18{1,1x+1,08y=2,17x+y=2{x=2y1,1(2y)+1,08y=2,17

{x=2y0,02y=0,03{y=1,5x=0,5(TM)

Trả lời: Vậy khi không kể thuế VAT, người đó phải trả 0,5 triệu đồng cho loại hàng thứ nhất, 1,5 triệu đồng cho loại hàng thứ hai.

Đánh giá

0

0 đánh giá