Bài tập 7 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

96

Với giải Bài tập 7 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 7 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Cây diêm cuối cùng trong Ngữ văn 11, tập hai (tr. 60 – 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có tin câu chuyện được kể trong văn bản là có thật không? Vì sao?

Trả lời:

- Câu chuyện được kể trong văn bản có nhiều tình tiết kì lạ:

+ Không gian và hoàn cảnh đối mặt của hai người lính thuộc về hai phe khác nhau.

+ Cảnh ngộ mà hai người lính cùng trải qua khiến họ phải có sự phối hợp với nhau mới mong tim được đường sống.

+ Tình cảnh oái oăm khi phải nhóm lên ngọn lửa một cách đầy thách thức trong khi chỉ còn một cây diêm cuối cùng.

+ Người lính của phe kia chết trong vòng tay của “tôi” – người của phe đối địch.

+ Sau chiến tranh, “tôi” đã xây lại ngôi chùa hoang trên chính mảnh đất xưa;...

=> Câu chuyện không tái hiện một sự thật của cuộc sống, mà là kết quả của sự hư cấu.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, vì sao văn bản này có thể xếp vào thể loại tản văn?

Trả lời:

- Văn bản có thể xếp vào thể loại tản văn vì:

+ Văn bản kể lại một câu chuyện có tính chất tưởng tượng nhằm thể hiện suy ngẫm, cảm xúc của tác giả về mối quan hệ giữa con người với nhau, về bản chất và biểu hiện của cái thiện, về lương tri của con người,...

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu mối quan hệ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản Cây diêm cuối cùng.

Trả lời:

- Văn bản rất giàu yếu tố trữ tình, thể hiện rõ ở tính chất gợi cảm của câu chuyện, ở những cảm xúc được nhân vật “tôi” bộc lộ. Câu chuyện được kể nhằm khơi dậy ở người đọc những nét đẹp của tình người; nhiều chỗ lời văn bộc lộ tình cảm dồi dào của người viết,

Ví dụ: “phải chăng lửa đã có sẵn từ lâu, từ muôn thuở trong tim tôi, trong tim của mọi người?”; “Tôi xây chùa không cốt để thờ Phật vì tôi biết Phật đã ở đâu trong tôi ngay từ đêm tôi sống trong chùa hoang”.

→ Yếu tố trữ tình luôn được đan xen vào những chi tiết của câu chuyện. Điều đó tạo nên mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình cho tác phẩm.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra một số hình ảnh có màu sắc ẩn dụ và mang tính biểu tượng trong văn bản.

Trả lời:

- Những hình ảnh có màu sắc ẩn dụ và mang tính biểu tượng trong văn bản:

+ Hình ảnh ngôi chùa (biểu tượng của cái thiện).

+ Cây diêm cuối cùng (thể hiện những thử thách khắc nghiệt đối với tình người).

+ Mảnh giấy có bài thơ của người lính phe kia được dùng để nhóm lửa (ẩn dụ về quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống).

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu ý nghĩa và vai trò của đoạn văn cuối đối với văn bản.

Trả lời:

Ý nghĩa của đoạn văn cuối được đúc kết trong câu: “Tôi xây chùa không cốt để thờ Phật vì tôi biết Phật đã ở đâu trong tôi ngay từ đêm tôi sống trong chùa hoang”. Ước vọng từ bỏ bạo lực, hoá giải hận thù; sống với nhau bằng tình thương, lan toả thông điệp của lòng vị tha;... là những gì văn bản muốn nói với người đọc ở đoạn cuối này.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 10, 11 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 11 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 11, 12 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 12, 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Đánh giá

0

0 đánh giá