Giải Toán 11 trang 23 Tập 1 (Cánh Diều)

306

Với giải SGK Toán 11 Cánh Diều trang 23 chi tiết trong Bài 3: Hàm số lượng giác và đồ thị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 23 Tập 1 (Cánh Diều)

Luyện tập 1 trang 23 Toán 11 Tập 1a) Chứng tỏ rằng hàm số g(x) = x3 là hàm số lẻ.

b) Cho ví dụ về hàm số không là hàm số chẵn và cũng không là hàm số lẻ.

Lời giải:

a) Xét hàm số g(x) = x3 có tập xác định D = ℝ.

 ℝ thì ‒x  ℝ, ta có: g(‒x) = (‒x)3 = ‒x3 = ‒g(x).

Do đó hàm số g(x) = x3 là hàm số lẻ.

b) Ví dụ về hàm số không là hàm số chẵn và cũng không là hàm số lẻ:

f(x) = x2 + x; g(x) = 2x3 – 3x2; …

Hoạt động 2 trang 23 Toán 11 Tập 1: Cho hàm số y = f(x) xác định trên ℝ và có đồ thị như Hình 21.

a) Có nhận xét gì về đồ thị hàm số trên mỗi đoạn [a ; a + T], [a + T; a + 2T], [a – T; a]?

Toán 11 Bài 3 (Cánh diều): Hàm số lượng giác và đồ thị (ảnh 4)

b) Lấy điểm M(x0; f(x0)) thuộc đồ thị hàm số với x0  [a; a + T]. So sánh mỗi giá trị f(x0 + T), f(x0 − T) với f(x0).

Lời giải:

a) Đồ thị hàm số trên mỗi đoạn [a ; a + T], [a + T; a + 2T], [a – T; a] có dạng giống nhau.

b) Ta có f(x0 + T) = f(x0);

f(x0 − T) = f(x0).

Luyện tập 2 trang 23 Toán 11 Tập 1: Cho ví dụ về hàm số tuần hoàn.

Lời giải:

Ví dụ về hàm số tuần hoàn:

Cho T là một số hữu tỉ và hàm số f(x) được cho bởi công thức sau:

Toán 11 Bài 3 (Cánh diều): Hàm số lượng giác và đồ thị (ảnh 5)

Ta thấy, hàm số xác định trên ℝ. Xét một số thực tùy ý.

Nếu x là số hữu tỉ thì x + T cũng là số hữu tỉ;

Nếu x là số vô tỉ thì x + T cũng là số vô tỉ.

Do đó f(x + T) = f(x) với mọi x.

Vậy hàm số f(x) là hàm số tuần hoàn.

Đánh giá

0

0 đánh giá