Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

126

Với giải Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại nội dung giới thiệu về tác giả, tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 104 – 105); chín câu đầu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 99 – 100) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cho biết nội dung các câu văn dưới đây là đúng hay sai (kẻ bảng vào vở để đánh dấu):

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

1

“Văn tế” là một thể văn hành chính, được viết theo lối văn biền ngẫu.

Đúng

Sai

2

“Một trận nghĩa đánh Tây” của người nghĩa binh nông dân có khi khiến họ nổi danh hơn “mười năm công vỡ ruộng”.

 

 

3

Nguyễn Đình Chiểu đọc bài văn tế tại lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

 

4

Nghĩa sĩ Cần Giuộc tham gia trận đánh công đồn theo lời kêu gọi của Tuần phủ Gia Định.

 

 

5

Những từ ngữ, câu chữ mang tính chất khuôn mẫu, công thức trong bài văn tế (như “Hỡi ôi!”; “Nhớ linh xưa”; “Khá thương thay!”;...) không có giá trị biểu đạt nội dung của tác phẩm.

 

 

Trả lời:

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

Đúng

Sai

1

“Văn tế” là một thể văn hành chính, được viết theo lối văn biền ngẫu.

 

x

2

“Một trận nghĩa đánh Tây” của người nghĩa binh nông dân có khi khiến họ nổi danh hơn “mười năm công vỡ ruộng”

x

 

3

Nguyễn Đình Chiểu đọc bài văn tế tại lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

x

4

Nghĩa sĩ Cần Giuộc tham gia trận đánh công đồn theo lời kêu gọi của Tuần phủ Gia Định.

 

x

5

Những từ ngữ, câu chữ mang tính chất khuôn mẫu, công thức trong bài văn tế (như“Hỡi ôi!”, “Nhớ linh xưa”; “Khá thương thay!”;...) không có giá trị biểu đạt nội dung của tác phẩm.

 

x

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoàn cảnh xuất thân nghèo khó và cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ?

Trả lờik:

– Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ: người nông dân cả đời “cui cút làm ăn” trong “làng bộ”; chỉ biết đến “ruộng trâu” để “toan lo” cho cuộc sống; công việc quanh năm chỉ là “cuốc” “cày” “bừa” “cấy”.

=> Thủ pháp nghệ thuật liệt kê được tác giả sử dụng hiệu quả, có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả sự lam lũ, nghèo khó của người nghĩa sĩ nông dân. Những từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, được dùng theo nghĩa đen, không hề trau chuốt; vì thế, tính chân thực của hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân càng được bộc lộ rõ nét.

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thống kê các câu văn có hai vế thể hiện quan hệ đối lập về nghĩa. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được tác giả sử dụng ở các câu văn đó.

Trả lời:

- Các câu văn có hai vế thể hiện quan hệ đối lập về nghĩa:

+ Câu 2: có vế đối về việc người nông dân 10 năm vất vả, sống ở đời chẳng mấy ai biết đến; vế sau nói đến việc họ anh dũng chiến đấu, dẫu có hi sinh cũng được tiếng vang danh muôn đời. → Nhấn mạnh sự hi sinh cao cả, ẩn chứa nỗi xót xa sâu sắc trước sự hi sinh anh dũng, hiên ngang của người nông dân.

+ Câu 4: có vế đối miêu tả các nơi xa xỉ của giới thượng lưu (cung ngựa, trường nhung); vế sau miêu tả những nơi quen thuộc của người nông dân vất vả (ruộng trâu, làng bộ). → Nhấn mạnh sự vất vả vốn có từ bao đời nay của người nông dân.

+ Câu 5: có vế trước miêu tả công việc của người nông dân, vế sau miêu tả nhiệm vụ của binh lính. → nhấn mạnh hành động anh hùng trượng nghĩa khác thường của những người vốn chân lấm tay bùn.

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Giải thích nghĩa của ba trong số các thành ngữ có trong đoạn văn. Việc sử dụng các thành ngữ ấy (trong từng câu văn) có ý nghĩa cụ thể như thế nào?

Trả lời:

- “Vang như mõ”: tiếng vang xa, rộng, dồn dập, liên tục như tiếng mõ trong chùa.

=> Ý nghĩa trong câu văn: thể hiện tiếng danh vang dội của nghĩa quân, những con người chân lấm tay bùn đứng lên đánh đuổi quân giặc, dẫu đã hi sinh những công lao của họ được ghi nhớ muôn đời.

- “chém rắn đuổi hươu”: mượn ý tứ thành ngữ tiếng Hán “trảm xà trục lộc” (Hán Cao Tổ Lưu Bang chém rắn lúc khởi nghiệp để giành lấy ngôi vị của nhà Tần”.

=> Ý nghĩa trong câu văn: Nhấn mạnh tinh thần quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp của dân ta.

- “treo dê bán chó”: mượn ý của thành ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó”, chỉ sự gian trá lừa lọc, không trung thực trong cư xử.

=> Ý nghĩa trong câu văn: vạch trần bản chất lừa lọc, gian giảo của kẻ thù xâm lược, ở đây là thực dân Pháp viện các cớ khác nhau để xâm lược nước ta.

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích giá trị biểu đạt của điển cố “xa thư” (“một mối xa thư đồ sộ”) và hình ảnh “hai vầng nhật nguyệt chói loà” trong việc thể hiện quan niệm của người nghĩa binh về chủ quyền quốc gia.

Trả lời:

- “Xa thư” là điển cố xuất phát từ sách Trung Dung (thuộc bộ Tứ thư – bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa) để nói việc thống nhất quốc gia. Điển cố này được tác giả sử dụng ở đây để nêu bật vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước, mà mỗi người đều phải có ý thức đặt lên trên hết.

- Hình ảnh “hai vầng nhật nguyệt chói loà”: theo kinh nghiệm và quan sát của người xưa, mặt trời và mặt trăng là hai thiên thể sáng nhất trên bầu trời. Từ đó, mặt trời được lấy làm biểu trưng cho khí dương, mặt trăng biểu trưng cho khí âm; mặt trời, mặt trăng vận hành đã chi phối cuộc sống ở thế gian, vì thế cũng tượng trưng cho quy luật tất yếu, chân lí khách quan, sáng tỏ. Trong câu văn, hình ảnh này thể hiện ý niệm về ánh sáng chân lí, nhân dân không thể chấp nhận những điều dối trá, ngang trái; chủ quyền quốc gia là chân lí, cần phải được thực hiện;...

Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, ý thức về vận mệnh đất nước và tinh thần tự nguyện dấn thân của người nghĩa sĩ nông dân có mâu thuẫn với thân phận nhỏ bé và cuộc đời cơ cực của họ hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Tuy sống cuộc đời cơ cực lam lũ, nhưng người nghĩa binh nông dân Cần Giuộc luôn sẵn có ý thức sâu sắc về vận mệnh đất nước; sẵn sàng xả thân vì nghĩa với tinh thần tự nguyện dấn thân, chẳng đợi “ai đòi ai bất”. Ý thức và tinh thần ấy của người nghĩa sĩ nông dân không hề mâu thuẫn với thân phận nhỏ bé và cuộc đời cơ cực của họ.

- Mỗi công dân đều gắn với quê hương, với mảnh đất chôn rau cắt rốn cuộc đời mỗi người đều gắn bó máu thịt với truyền thống lịch sử và đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Với mỗi cá nhân, quốc gia – dân tộc hết sức cụ thể và chân thực độc lập dân tộc là giá trị thiêng liêng được đề cao, đã trở thành lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 21, 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá