Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

198

Với giải Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản “Làm việc” cũng là “làm người”! trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 120 – 121) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn suy nghĩ như thế nào về nhan đề của văn bản? Nhan đề ấy có thể làm nảy sinh những câu hỏi gì ở người đọc?

Trả lời:

- Nhan đề vừa giống một lời thúc giục, vừa giống một lời thách thức đến người đọc về nhận định “làm việc cũng chính là làm người”. Người đọc sẽ có thắc mắc: Cần hiểu như thế nào về các khái niệm “làm việc”, “làm người” mà tác giả sử dụng ở đây? Tại sao lại đánh đồng “làm việc” với “làm người”? Cách hiểu về khái niệm “làm người” như vậy có hạn hẹp quá không?

Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu các luận điểm chính của văn bản. Theo bạn, luận điểm nào đáng chú ý nhất? Vì sao?

Trả lời:

Các luận điểm chính:

- Ai cũng gắn với một nghề nghiệp hay công việc nào đó, vì vậy, nếu “đạo sống” và ”đạo nghề” không hoà hợp thì chúng ta không thể có cuộc đời trọn vẹn.

- “Làm người” thì không thể không “làm việc”, do đó, qua công việc, con người bộc lộ rõ phẩm chất của mình.

- “Đạo nghề” sẽ giúp mỗi người hiện thực hoá “đạo sống” của bản thân.

- Hành trình “tìm thấy chính mình” thực chất là hành trình tìm kiếm con người văn hoá và chuyên môn của bản thân.

- Làm việc mà không có lí tưởng nghề nghiệp thì cũng giống như sống mà không có mục đích.

=> Luận điểm đáng chú ý nhất: “Ai cũng gắn với một nghề nghiệp hay công việc nào đó, vì vậy, nếu “đạo sống” và ”đạo nghề” không hoà hợp thì chúng ta không thể có cuộc đời trọn vẹn.”

Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả đã có lời đáp cho câu hỏi được nêu ở đầu văn bản: “Làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống và công việc?”. Về phần bạn, lời đáp đó là gì? Hãy làm sáng tỏ lí do khiến bạn nghĩ như vậy.

Trả lời:

Đối với bản thân, lời đáp của em về câu hỏi nêu ở đầu bài sẽ là “Nếu giải nghĩa được thế nào là cân bằng, chúng ta sẽ tự có cách cân bằng cuộc sống và công việc” Công việc và cuộc sống nên tách bạch rõ ràng, chúng có sự ràng buộc với nhau nhưng công việc không có nghĩa là tất cả cuộc sống. Công việc cần đem lại nguồn thu nhập và những trải nghiệm có ích dựa trên tiền đề chuyên môn cá nhân. Và chắc chắn đã là một người bình thường, ai cũng cần gắn với một nghề nghiệp hay công việc nào đó, Chính bởi vậy, tìm một công việc phù hợp với “đạo sống” là vô cùng quan trọng. Chỉ khi chúng ta yêu công việc của mình, chúng ta mới xây dựng và có đủ sức mạnh trên con đường “làm việc” của mình. Khi đó, công việc cũng sẽ là một phần của cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận và chấp nhận những mệt mỏi, thử thách. Đó là lúc chúng ta biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào trải nghiệm của bản thân, bạn hãy nêu một số bằng chứng có thể làm sáng tỏ nhận xét sau của tác giả: “Dường như còn quá ít người (trong đó có thể bao gồm chính chúng ta) là làm “đúng việc” của mình!

Trả lời:

- Hiện trạng SV ra trường thất nghiệp giữa bão sa thải, phải làm công việc trái ngành, trái nghề để kiếm sống.

- Nhiều cá nhân không định hướng được mình muốn làm gì, để gia đình sắp xếp công việc mà đối với họ là phù hợp với cá nhân đó.

- Những người làm một công việc lâu năm, bỗng cảm thấy mất phương hướng, ghét bỏ, bài xích công việc mình đang làm vì không tìm được lí tưởng.

Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tác dụng của việc tác giả trích dẫn một đoạn trong sách Những ngày thứ ba với thầy Mô-ri (Morrie). Từ đây, bạn có suy nghĩ gì về việc trích dẫn khi thực hiện một văn bản nghị luận?

Trả lời:

- Tác dụng của việc tác giả trích dẫn một đoạn trong sách Những ngày thứ ba với thầy Mô-ri (Morrie) là lấy đó làm một dẫn chứng để khẳng định, nhấn mạnh luận điểm về hành trình “tìm thấy chính mình” thực chất là hành trình tìm kiếm con người văn hoá và chuyên môn của bản thân. Trích dẫn đó sẽ giúp tác giả thuyết phục người đọc về luận điểm của mình.

Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích mạch lạc và liên kết của văn bản.

Trả lời:

* Sự mạch lạc:

- Văn bản đã có sự nhất quán từ chủ đề ““Làm nghề” cũng là “làm người”” đến mối liên hệ logic của các luận điểm (Từ việc hiểu định nghĩa và tầm quan trọng của “đạo sống” và “đạo nghề” → Tìm được chính mình là một hành trình dài gian nan → Làm việc phải có lí tưởng, mục đích) và sự tương thích, hợp lí giữa các luận điểm và bằng chứng.

* Sự liên kết:

- Những cụm từ được lặp lại “ta phải”,...

- Sử dụng kết từ nối các câu, các đoạn “Nhưng”, “Như vậy”, “Hay nói cách khác”, “Khi đó”,...

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 21, 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá