Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

105

Với giải Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một bức tranh sơn mài đề cập đến vấn đề sản xuất nông nghiệp mà lại mang được chất thơ. Tác giả diễn tả có một người nhưng người xem có cảm giác là một sức mạnh lớn. Con người hai chân dẫm đất đứng sấp bóng với ánh sáng của buổi sớm mai, mình vươn lên tới trời và hai tay đang làm động tác gieo mạ, vậy mà ta tưởng như một hành động để chế ngự thiên nhiên. Và ta cảm thấy như ta được truyền sức mạnh (ở toàn bộ thân thể và động tác) của nhân vật trong tranh.

Bố cục tranh rất táo bạo, một nửa tranh bên trái là một người đàn ông nhìn đồng lưng, diễn tả có sức mạnh ở các cơ bắp. Tuy là đứng sấp bóng mà những chi tiết của tấm lưng trần, hai cánh tay được tác giả tập trung diễn tả với sức rung cảm kì diệu, ta cảm thấy đấy là da thịt. Ánh sáng chỉ hắt vào rất nhẹ trên má, còn tất cả sừng sững như một sức sống thật. Nửa bên kia là cánh đồng mênh mông và nếu ta cắt đôi tranh theo bề ngang thì trời chiếm một nửa và đất một nửa. Chỉ có một cây chuối bên phải đang bị gió sớm thổi. Cái giỏi của tác giả, để phá vỡ thế chia tư của bức tranh, là ảnh sáng của những làn mây sớm khi mặt trời chưa mọc, trên cao còn mây sẫm. Ánh sáng chiếu vào ruộng chưa bao nhiêu. Màu vàng của những đợt mây sớm kéo đi hết, làm người xem đột ngột như vừa mới ngủ dậy, ra ngoài trời lúc sáng sớm, chúng ta bị vẻ đẹp của bình minh thu hút, gợi cho ta hi vọng và niềm yêu đời (mảng bên trái). Và khi ta gặp thân hình của người lao động (mảng bên phải), ta lại rung cảm với sức sống toát ra từ tấm lưng ấy, bàn tay ấy. Bàn tay phải là một động tác thật vừa độ, quá lên cao hay xuống thấp đều không đắt. Như bàn tay tiếp lấy ánh sáng ban mai mà gieo vãi lên cuộc sống. Một bức sơn mài đẹp.

(Sỹ Ngọc, Tranh sơn mài “Bình minh trên đồng ruộng” của Nguyễn Đức Nùng, báo Văn nghệ, số 35 (668), ngày 21/8/1976)

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài viết thuộc loại văn bản gì? Nội dung văn bản nói về đối tượng nào?

Trả lời:

- Bài viết thuộc loại văn bản nghị luận. Nội dung văn bản nói về bức tranh sơn mài “Bình minh trên đồng ruộng”.

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về bố cục của văn bản.

Trả lời:

- Đây là một văn bản ngắn, chỉ có hai đoạn (xét về mặt hình thức). Có thể chia bố cục như sau:

+ Phần 1 (Câu văn đầu tiên): Giới thiệu về nội dung bức tranh.

+ Phần 2 (Tiếp...của nhân vật trong tranh): Phân tích nội dung bức tranh.

+ Phần 3 (Tiếp...gieo vãi lên cuộc sống): Phân tích nghệ thuật bức tranh.

+ Phần 4 (Câu văn cuối): Khẳng định lại nhận xét về bức tranh.

=> Nhận xét: Mặc dù văn bản khá ngắn nhưng đã đầy đủ bố cục và thể hiện được bao quát nội dung cần có khi nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tính khách quan của đối tượng được đề cập như thế nào trong văn bản? Bạn có nhận xét gì về khả năng của phương tiện ngôn ngữ khi tái hiện một hình tượng hội hoạ?

Trả lời:

- Tính khách quan của đối tượng được đề cập:

+ Đề tài tác phẩm: Sản xuất nông nghiệp

+ Chất liệu sáng tác: Sơn mài

+ Hình tượng được khắc họa: Người nông dân gieo mạ trong buổi bình minh.

+ Bố cục tác phẩm: Như câu 2 đã phân tích

=> Các yếu tố được phân tích trong văn bản đã giúp người đọc “nhìn thấy” được sự tồn tại khách quan của nó

- Nhận xét về khả năng của phương tiện ngôn ngữ khi tái hiện một hình tượng hội hoạ: Hình tượng hội hoạ tác động vào người xem trước hết qua kênh thị giác. Ở đây, hình tượng đó đã được miêu tả lại bằng ngôn ngữ. Nhưng bằng cảm nhận và phân tích chi tiết, sâu sắc, sử dụng ngôn từ có tính hình tượng và cảm xúc, qua lời tác giả Sỹ Ngọc, người đọc như thực sự “thấy được” bức tranh Bình minh trên đồng ruộng của hoạ sĩ Nguyễn Đức Nùng.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Người viết đã nhận định như thế nào về giá trị của đối tượng được đề cập?

Trả lời:

- Nhận định của người viết về giá trị của đối tượng được đề cập:

+ Một bức tranh mang được chất thơ”.

+ “ta cảm thấy như ta được truyền sức mạnh (ở toàn bộ thân thể và động tác) của nhân vật trong tranh”.

+ “gợi cho ta hi vọng và niềm yêu đời (mảng bên trái)...gặp thân hình của người lao động (mảng bên phải), ta lại rung cảm với sức sống toát ra từ tấm lưng ấy, bàn tay ấy

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu cảm nhận của bạn về sự khác nhau giữa một bài viết về hội hoạ và một bài viết về văn học.

Trả lời:

- Muốn viết về một tác phẩm nghệ thuật, nghĩa là phải hiểu biết kiến thức về nghệ thuật đó. Vì vậy muốn viết bài viết về hội họa, người viết cần có kiến thức về chất liệu, phối màu, đường khối, ánh sáng, ý niệm,...; còn viết về văn học, người viết cần có kiến thức về thể loại, ngôn từ, hình tượng, cấu trúc, cảm hứng sáng tác,...)

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 21, 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá