Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

204

Với giải Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 100 — 103), từ câu 10 đến câu 25 và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cho biết nội dung các câu văn dưới đây là đúng hay sai (kẻ bảng vào vở để đánh dấu):

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

1

Người nghĩa sĩ không phải “quân cơ quân vệ” mà chỉ có dòng dõi là “lính diễn binh”

Đúng

Sai

2

Người nghĩa sĩ trong trận công đồn “đạp rào lướt tới” theo hiệu lệnh “trống kì trống giục” của tướng lĩnh triều đình.

 

 

3

Người nghĩa sĩ không được rèn tập võ nghệ và binh thư, chỉ vì “mền nghĩa” mà sẵn sàng đứng trong đội ngũ tình nguyện chiến đấu.

 

 

4

Hi sinh trong trận chiến, người nghĩa binh được bọc xác trong da ngựa.

 

 

5

Người nghĩa binh “thà thác mà đặng câu địch khái” chứ không chịu “đầu Tây”.

 

 

Trả lời:

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

Đúng

Sai

1

Người nghĩa sĩ không phải “quân cơ quân vệ” mà chỉ có dòng dõi là “lính diễn binh”

 

x

2

Người nghĩa sĩ trong trận công đồn “đạp rào lướt tới” theo hiệu lệnh “trống kì trống giục” của tướng lĩnh triều đình.

 

x

3

Người nghĩa sĩ không được rèn tập võ nghệ và binh thư, chỉ vì “mến nghĩa” mà sẵn sàng đứng trong đội ngũ tình nguyện chiến đấu.

x

 

4

Hi sinh trong trận chiến, người nghĩa binh được bọc xác trong da ngựa.

 

x

5

Người nghĩa binh “thà thác mà đặng câu địch khái” chứ không chịu “đầu Tây”.

x

 

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Liệt kê và chỉ ra tác dụng của các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ đối lập giữa hoàn cảnh, điều kiện trang bị với tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh.

Trả lời:

– Các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ đối lập giữa hoàn cảnh, điều kiện trang bị với tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh: “vốn chẳng phải” – “chẳng qua là..”;“nào” (đâu có) –“chi” (chẳng);“bằng” –“cũng”;

– Tác dụng: Quan hệ đối lập về ngữ nghĩa của đoạn văn được thể hiện cụ thể, sinh động, xác thực qua các cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ được sử dụng nhiều lần, liên tục; thể hiện sự nhấn mạnh và ngày một tăng cường cấp độ; qua đó góp phần khẳng định ý chí tự lực tự cường và lòng quả cảm vô song của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: "Không khi chiến trận" được tác giả miêu tả trong đoạn văn như thế nào?

Trả lời:

- Để thể hiện chân dung người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, đồng thời ngợi ca tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa binh, tác giả đã dành nhiều câu văn miêu tả không khí của trận công đồn trong tình thể không cân sức.

- “Không khí chiến trận” trong đoạn văn được thể hiện bằng những câu có nhịp điệu dồn dập, liên tục. Khí thế trận đánh vô cùng quyết liệt, mạnh mẽ. Tác giả đã miêu tả sinh động, cụ thể tính chất căng thẳng cũng như khí phách hào hùng của những người nghĩa binh thông qua những từ ngữ biểu thị hành động dứt khoát, ý chí sôi sục.

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc như thế nào?

Trả lời:

Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ hết sức đơn giản nhưng sâu sắc của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc thông qua quan niệm của Nguyễn Đình Chiều:

- Quan niệm về quốc gia, dân tộc gắn với ý thức hệ tư tưởng Nho giáo truyền thống: Quốc gia gắn với chế độ quân chủ, vua (chúa) nhận mệnh trời để thực thi quyền cai trị thiên hạ, lo lắng cho muôn dân. “Nước nhà ta” vì thể có chủ quyền bất khả xâm phạm; dân giữ lòng trung với vua, ơn vua cũng chính là trung với xã tắc, ơn đất nước.

- “Tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” mà dân chúng được hưởng ở đời là lẽ tự nhiên, hợp với chân lí, đạo nghĩa. Kẻ vi phạm chân lí đó chính là bạo tặc phi nghĩa, nhân dân sẽ lên án và sẵn sàng xả thân bảo vệ đất nước, cũng là bảo vệ cuộc sống của mình.

Câu 5 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích giá trị biểu cảm của hệ thống từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để nói về nỗi đau thương, mất mát sau trận công đồn.

Trả lời:

- Nỗi đau thương, mất mát mà người nghĩa binh và nhân dân phải gánh chịu được tác giả thể hiện qua hệ thống các từ ngữ, hình ảnh:

+ Các từ ngữ biểu cảm trực tiếp: “đau đớn bấy”, “não nùng thay”...

+ Hàng loạt hình ảnh đặc tả sự tang tóc, nỗi đau bao trùm thiên nhiên và con người: “cỏ cây mấy dặm sầu giăng” “già trẻ hai hàng luy nhỏ”, “chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh”, “tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”, “mẹ già ngồi khóc trẻ”, “ngọn đèn khuya leo lét” “vợ yếu chạy tìm chồng”, “cơn bóng xế dật dờ”,...

- Từ ngữ biểu thị nỗi đau, sự mất mát có nét nghĩa cụ thể, trực tiếp; hình ảnh đau thương bao trùm thiên nhiên và cuộc đời những người còn sống, được miêu tả chân thực, xúc động. Thủ pháp liệt kê, đặc tả được tác giả sử dụng đạt hiệu quả cao.

Câu 6 trang 24 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Âm hưởng bi tráng của tác phẩm được thể hiện cụ thể trong phần này như thế nào?

Trả lời:

- Âm hưởng bi tráng (bi thương mà hùng tráng) của tác phẩm được thể hiện cụ thể, tập trung nhất trong phần 2 (từ câu 10 đến câu 15) của văn bản.

+ Âm hưởng bị thương thể hiện qua nỗi đau hi sinh, mất mát mà người nghĩa binh, nhân dân, đất nước phải chịu đựng: phân tích, bình luận qua các dẫn chứng (từ ngữ, hình ảnh,...) xác thực.

+ Âm hưởng hùng tráng thể hiện ở khí phách kiên cường, tinh thần chiến đấu quả cảm quyết trả mối nợ nước thù nhà của những con người bình dị nhưng trượng nghĩa: phân tích, bình luận qua các dẫn chứng (từ ngữ, hình ảnh,...) cụ thể.

- Bi tráng là âm hưởng chủ đạo, làm nên sức sống của tác phẩm; góp phần tạo nên sự lay động sâu xa và niềm xúc động tri ân của người đọc nhiều thế hệ

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 21, 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá