Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

161

Với giải Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 25, 26 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ngày chúng tôi đi

các toa tàu mở toang cửa

không có gì phải che giấu nữa

những thằng lính trẻ măng

tinh nghịch lỗ đầu qua cửa sổ

những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ

và dài muốn đứt hơi

hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

thế hệ chúng tôi

hiệu còi ấy là một lời tuyên bố

một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận

mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82

vẫn thường vác trên vai

một thế hệ thức nhiều hơn ngủ

xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

đi con đường người trước đã đi

bằng rất nhiều lối mới

(Thanh Thảo, Một người lính nói về thế hệ mình, in trong 123, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007, tr. 63 – 64)

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo hiểu biết của bạn về lịch sử, đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ thế hệ nào?

Trả lời:

- Bối cảnh xuất hiện của những người lính trẻ trong đoạn thơ: thời đất nước có chiến tranh, có những chuyến tàu chở bộ đội ra tiền tuyến. Vì vậy, đại từ “chúng tôi” ở đây chỉ thế hệ những người bộ đội trong kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hoàn cảnh đời sống được khắc hoạ trong đoạn thơ có những đặc trưng gì?

Trả lời:

Hoàn cảnh đời sống được khắc hoạ trong đoạn thơ có những đặc trưng:

- Đó là giai đoạn “mỗi ngày đều đụng trận”, gánh trên vai trách nhiệm và nhiệm vụ để bảo vệ đất nước.

- Những con người “thức nhiều hơn ngủ”, trải qua gian khó, thiếu thốn không cách nào cải thiện được.

- Những con người liên tục phải đào hầm trú ẩn, “đào công sự”, gian nan, vất vả là vậy nhưng luôn không ngừng hi vọng được tiếp bước những thế hệ anh dũng đi trước, hi sinh hết mình cho quê hương.

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo những điều được thể hiện trong đoạn thơ, “thế hệ chúng tôi” đã nhập cuộc và đáp ứng yêu cầu của thời đại với tinh thần, thái độ như thế nào? Bạn suy nghĩ gì về tinh thần, thái độ đó?

Trả lời:

- Đoạn tái hiện cảnh người lính lên tàu ra trận: Họ ra đi ở lứa tuổi đôi mươi đẹp nhất, trong họ vẫn mang lửa nhiệt huyết cháy bỏng và tinh thần vui tươi của tuổi trẻ, vẫn đùa nghịch, cười nói “các toa tàu mở toang cửa.../Những thằng lính trẻ măng/Tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ”.

- Nhưng dù họ còn trẻ, họ vẫn có suy tư về trách nhiệm và sự cống hiến: Họ hiểu thế hệ của họ là thế hệ đất nước đang rất cần, thế hệ sinh ra để chiến đấu hết mình để giữ lấy nền độc lập cho Tổ quốc. Họ biết những khó khăn, gian khổ sắp tới, biết “mỗi ngày đều đụng trận”, “thức nhiều hơn ngủ”, liên tục “đào công sự” và nghĩ về trách nhiệm của mình, đó là “đi con đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.

=> Đó là một tinh thần hiên ngang, bất khuất, thái độ lạc quan của những người thuộc thế hệ cha anh. Qua đó, ta đồng cảm và với hiểu biết sâu sắc về giá trị của những hi sinh vì cộng đồng.

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy phân tích sự kết hợp giữa tính tả thực và tính tượng trưng của những hình ảnh miêu tả đoàn lính trẻ ra trận.

Trả lời:

- Tính tả thực trong các hình ảnh: Thông qua hàng loạt chi tiết cụ thể miêu tả những hình khối, đường nét, thanh âm, tác giả đã tái hiện sống động con đường bước ra mặt trận trên chuyến tàu và về cảnh ra trận của một thời đã qua.

- Tính tượng trưng trong các hình ảnh: Nhà thơ đã lột tả tinh thần thời đại và bản chất của một thế hệ. Đó là thời đại sống vì phẩm giá, luôn khơi dậy ý thức công dân tích cực của mỗi người; một thế hệ dám xả thân, sống chân thật với mình, có tinh thần trách nhiệm rất cao trước cộng đồng, lịch sử.

Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Làm rõ nét độc đáo của một trong các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng mà bạn có ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ so sánh “những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

- Tác dụng: tái hiện lại hình ảnh những anh lính “trẻ măng”, mặc trên người bộ quân phục xanh áo lính “xùng xình” - màu xanh quân phục tựa như màu lá xanh, chồi nụ tươi mới, tinh khôi. Họ trên con tàu với tâm thế bước đi hiên ngang, vẫn còn nét tếu táo, lạc quan của tuổi trẻ. Họ đứng chen chúc trên tàu như một rừng những búp trồi xanh đang đợi ngày xòe thành tán lá, rực rỡ, thanh thuần. Tuổi trẻ của những người lính cũng tinh khôi, đẹp đẽ như chồi lộc sớm mai.

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu nhận xét của bạn về việc lựa chọn thể thơ của tác giả ở đoạn thơ này.

Trả lời:

- Thể thơ tự do.

- Nhận xét: đây là thể thơ giúp nhà thơ có thể linh hoạt trong ngắt nhịp, phóng túng trong gieo vần, viết thường tất cả các chữ đầu dòng. Điều đó khiến người đọc có cảm giác đây là những dòng nhật kí viết vội, là lúc cảm xúc dâng lên bất chợt, những cảm nghĩ và lí tưởng của những anh lính tuổi đôi mươi.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 21, 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 23, 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 24 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 25 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 8 trang 27 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá