Khi nào Fe hoá trị II và khi nào hoá trị III?

295

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Hóa học có đáp án (phần 2) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học.

Khi nào Fe hoá trị II và khi nào hoá trị III?

Câu 17: Khi nào Fe hoá trị II và khi nào hoá trị III?

Lời giải:

1) Fe hóa trị II

Sắt thể hiện hóa trị II khi cho Fe tác dụng với các axit trung bình, axit mà gốc axit không có tính oxi hoá như H2SO4 loãng, HCl

Ngoài ra, khi cho Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn như muối đồng, muối chì … hoặc muối sắt (III) hay khi cho Fe tác dụng với phi kim hoạt động trung bình hoặc yếu … thì tạo muối Fe(II).

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + S t°  FeS.

2) Fe hóa trị III

Sắt thể hiện hóa trị III khi cho Fe tác dụng với các axit có tính oxi hoá mạnh như H2SO4 đặc, nóng; HNO3 …. Hay khi cho Fe tác dụng với một số phi kim mạnh như Cl2, F2 …

Ví dụ:

2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

2Fe+3Cl2t°2FeCl3

Ngoài ra, hợp chất sắt(II) khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh cũng bị oxi hoá lên hợp chất sắt(III). Ví dụ: 2FeCl2+Cl2t°2FeCl3

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá