Toán 10 Chân trời sáng tạo trang 47 Bài 1: Hàm số và đồ thị

386

Với giải Câu hỏi  trang  41 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Hàm số và đồ thị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Chân trời sáng tạo trang 47 Bài 1: Hàm số và đồ thị

Bài 1 trang 47 Toán 10 Tập 1: Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) f(x)=5x+3

b) f(x)=2+1x+3

Phương pháp giải

Tập xác định của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.

a) A có nghĩa A0

b) AB có nghĩa B0

Lời giải

a) Biểu thức f(x) có nghĩa khi và chỉ khi 5x+30,tức là khi x35.

Vậy tập xác định của hàm số này là D=(;35]

b) Biểu thức f(x) có nghĩa khi và chỉ khi x+30,tức là khi x3

Vậy tập xác định của hàm số này là D=R{3}

Bài 2 trang 47 Toán 10 Tập 1Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số có đồ thị như Hình 10.

Bài 2 trang 47 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Phương pháp giải 

+) Tập xác định là tập hợp các giá trị của biến số x.

+) Tập giá trị là tập hợp các giá trị y (tương ứng với x thuộc tập xác định)

Lời giải

Từ đồ thị, ta có:

Đồ thị hàm số xác định (liền mạch) từ x=1 đến x=9, do đó tập xác định của hàm số là D=[1;9].

Tập giá trị T={y|x[1;9]}, vậy T=[2;6]

Bài 3 trang 47 Toán 10 Tập 1: Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:

a) f(x)=5x+2

b) f(x)=x2

Phương pháp giải 

Bước 1: Lấy x1,x2D là hai số tùy ý sao cho x1<x2.

Bước 2: Tìm điều kiện để f(x1)<f(x2) và f(x1)>f(x2)

a) f(x1)=5x1+2,f(x2)=5x2+2

b) f(x1)=x12,f(x2)=x22

Bước 3: Kết luận khoảng đồng biến, nghịch biến

f(x1)<f(x2) với xT1 thì hàm số đồng biến trên khoảng T1

f(x1)>f(x2) với xT2 thì hàm số nghịch biến trên khoảng T2

Lời giải

a) Xét hàm số y=5x+2 xác định trên R

Lấy x1,x2R là hai số tùy ý sao cho x1<x2.

Do  x1<x2 nên 5x1>5x2, suy ra 5x1+2>5x2+2

Từ đây ta có f(x1)>f(x2)

Vậy hàm số ngịch biến (giảm) trên R

b) Xét hàm số y=f(x)=x2 xác định trên R

+ Trên khoảng (0;+) lấy x1,x2R là hai số tùy ý sao cho x1<x2., ta có: f(x1)f(x2)=x12+x22=(x2x1)(x2+x1)

Do  x1<x2 nên x2x1>0 và do x1,x2(0;+) nên x1+x2>0.

Từ đây suy ra f(x1)f(x2)>0 hay f(x1)>f(x2)

Vậy hàm số nghịch biến (giảm) trên khoảng (0;+)

+ Trên khoảng (;0) lấy x1,x2R là hai số tùy ý sao cho x1<x2., ta có: f(x1)f(x2)=x12+x22=(x2x1)(x2+x1)

Do  x1<x2 nên x2x1>0 và do x1,x2(;0) nên x1+x2<0.

Từ đây suy ra f(x1)f(x2)<0 hay f(x1)<f(x2)

Vậy hàm số đồng biến (tăng) trên khoảng (;0)

Bài 4 trang 47 Toán 10 Tập 1: Vẽ đồ thị hàm số f(x)=|x| biết rằng hàm số này còn được viết như sau:

f(x)={x(x0)x(x<0)

Phương pháp giải

Vẽ đồ thị từng hàm trên mỗi khoảng cho trước

Lời giải 

Hàm số f(x)=|x| xác định trên D=R

Trên khoảng (;0) ta vẽ đồ thị hàm số y=x, đi qua 2 điểm A(1;1),B(2;2)

Bài 4 trang 47 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Trên khoảng (0;+) ta vẽ đồ thị hàm số y=x, đi qua 2 điểm A(1;1),B(2;2)

Bài 4 trang 47 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo  (ảnh 2)

Như vậy ta được đồ thị hàm số f(x)=|x|.

Bài 5 trang 47 Toán 10 Tập 1: Tìm tập xác định, tập giá trị và vẽ đồ thị hàm số:

f(x)={1x<01x>0

Phương pháp giải

+) Tập xác định là tập hợp các giá trị của x để f(x) có nghĩa.

+) Tập giá trị là tập hợp các giá trị của f(x) với x thuộc tập xác định.

+) Vẽ đồ thị từng hàm trên mỗi khoảng cho trước

Lời giải 

+) Dễ thấy: hàm số được xác định với mọi x>0 và x<0.

Do đó tập xác định của hàm số là D=R{0}

+) Với xD:

+ Nếu x>0 thì f(x)=1

+ Nếu x<0 thì f(x)=1

Vậy tập giá trị của hàm số là T={1;1}

+) Vẽ đồ thị hàm số:

Với x(;0) đồ thị hàm số là đường thẳng y=1

Với x(0;+) đồ thị hàm số là đường thẳng y=1

Bài 5 trang 47 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Ta được đồ thị hàm số như hình trên.

Bài 6 trang 47 Toán 10 Tập 1: Một hãng taxi có bảng giá như sau:

 

Giá mở cửa (0,5 km)

Giá cước các kilomet tiếp theo

Giá cước từ kilomet thứ 31

Taxi 4 chỗ

11 000 đồng

14 500 đồng

11 600 đồng

Taxi 7 chỗ

11 000 đồng

15 500 đồng

13 600 đồng

a) Xem số tiền đi taxi là một hàm số phụ thuộc số kilomet di chuyển, hãy viết công thức của các hàm số dựa trên thông tin từ bảng giá đã cho theo từng yêu cầu:

i) Hàm số  để tính số tiền hành khách phải trả khi di chuyển  km bằng xe taxi 4 chỗ.

ii) Hàm số  để tính số tiền hành khách phải trả khi di chuyển  km bằng xe taxi 7 chỗ.

b) Nếu cần đặt xe taxi cho 30 hành khách, nên đặt toàn bộ xe 4 chỗ hay xe 7 chỗ thì có lợi hơn?

Phương pháp giải

a) Viết công thức tính tiền trong mỗi trường hợp (theo số km), từ đó suy ra hàm số nhiều công thức tương ứng.

b) Tính số tiền phải trả trong mỗi trường hợp, từ đó đưa ra lời khuyên về chọn xe.

Lời giải 

a)

i)

Nếu  thì số tiền phải trả là  đồng.

Nếu  thì số tiền phải trả là  đồng.

Vậy hàm số 

 ii)

Nếu  thì số tiền phải trả là  đồng.

Nếu  thì số tiền phải trả là  đồng.

Vậy hàm số 

b)

Nếu đặt toàn bộ xe 4 chỗ cho 30 hành khách thì cần 8 xe.

Nếu đặt toàn bộ xe 7 chỗ cho 30 hành khách thì cần 5 xe.

So sánh số tiền dựa theo số kilomet di chuyển: Giả sử các hành khách cần di chuyển x kilomet

+) Nếu 

Số tiền trả cho 8 xe taxi 4 chỗ là: 

Số tiền trả cho 5 xe taxi 7 chỗ là: 

Vì  nên chọn 5 xe taxi 7 chỗ sẽ lợi hơn.

+) Nếu 

Số tiền trả cho 8 xe taxi 4 chỗ là: 

Số tiền trả cho 5 xe taxi 7 chỗ là: 

Vì  nên chọn 5 xe taxi 7 chỗ sẽ lợi hơn.

Kết luận: Nên đặt toàn bộ xe 7 chỗ thì có lợi hơn.

Bài 7 trang 47 Toán 10 Tập 1Số 2 đã trải qua một hành trình thú vị và bị biến đổi sau khi đi qua chiếc hộp đen

Bài 7 trang 47 Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Bên trong HỘP ĐEN là một đoạn chương trình được cài đặt sẵn. Ta xem đoạn chương trình này như một hàm số f(x). Hãy viết iểu thức của f(x) để mô tả sự biến đổi đã tác động lên x.

Lời giải 

Sau khi vào hộp đen, x đi qua:

+) Đầu tiên, x đi qua hộp màu vàng (bình phương), ta được x2

+) Tiếp tục, x2 đi qua hộp màu xanh lá (tăng gấp ba lần), ta được 3x2

+) Cuối cùng, 3x2 đi qua hộp màu xanh dương (bớt đi 5), ta được: 3x25

Như vậy sau khi đi qua HỘP ĐEN, số x đã biến đổi thành số 3x25

Kiểm tra lại với số 2: theo công thức thì sau khi qua hộp đen ta được số: 3.225=7(đúng).

Vậy biểu thức f(x) mô tả sự biến đổi đã tác động lên x là: f(x)=3x25.

Đánh giá

0

0 đánh giá