Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O | Cu ra CuSO4, SO2

814

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng Cu+ H2SO4 đặc nóng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch H2SO4

Phản ứng Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 có nhiệt độ

3. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4

Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, sau đó đun nóng nhẹ ống nghiệm

4. Hiện tượng xảy ra khi cho Cu+ H2SO4

Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit H2SO4 đặc dung dịch chuyển thành màu xanh và thấy hiện tượng sủi bọt khí mùi hắc do lưu huỳnh đioxit (SO2) sinh ra

5. Tính chất hóa học của Cu

Tác dụng với phi kim:

Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

2Cu + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO

Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

CuO + Cu \overset{t^{o} }{\rightarrow} Cu2O (đỏ)

Tác dụng với Cl2, Br2, S...

Cu + Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuCl2

Tác dụng với axit:

  • Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O

  • Với HNO3, H2SO4 đặc :

Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O

Cu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối

Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

6. Các phương trình hóa học khác

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

Cu + HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O

7. Bài tập vận dụng minh họa

Câu 1. Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 đặc, sau đó đun nóng nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là

A. Dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu đỏ thoát ra

B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ và có khí màu xanh thoát ra

C. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra

D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra

Đáp án D

Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 đặc, sau đó đun nóng nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra

Phương trình ion thu gọn

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Câu 2. Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh lam.

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu mùi sốc thoát ra

Đáp án D

Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sunfuric loãng đun nóng là vì phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu sốc thoát ra.

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Câu 3. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc là

A. Dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu đỏ thoát ra

B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ và có khí màu xanh thoát ra

C. Dung dịch không chuyển màu và có khí không màu thoát ra

D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu mùi sốc thoát ra

Đáp án D 

Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc là

Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu mùi sốc thoát ra

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Câu 4. Hòa tan hoàn tàn 6,4 gam Cu và trong dung dịch H2SO4 đặc thu được V lít sản phẩm khử duy nhất khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 8,96 lít

Đáp án A

nCu= 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

0,1  → 0,1 mol

nSO2 = 0,1 mol => VSO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 5. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, ta thấy:

A. Có kết tủa xanh, kết tủa không tan

B. Có kết tủa trắng và có khí bay ra

C. Tạo kết tủa trắng xanh sau chuyển thành kết tủa đỏ nâu.

D. Tạo kết tủa xanh sau đó kết tủa tan.

Đáp án A

Hiện tượng: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, ta thấyc ó kết tủa xanh, kết tủa không tan

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

2NaOH + CuSO4→ Na2SO4 + Cu(OH)2

Câu 6. Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,792

B. 0,746

C. 0,672

D. 0,448

Đáp án C

Ta có nCu= 0,05 mol, nHNO3 = 0,08 mol, nH2SO4 = 0,02 mol,

nH+ = 0,12 mol ,, nNO3- = 0,08 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,05 0,12 0,08 → 0,03

Ta có: 0,12/8 < 0,05/3 < 0,08/2 => H + phản ứng hết => nNO = 2/8.nH+ = 0,03 mol

=> V = 0,672 lít

Câu 7. Thêm NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa MgCl2, AlCl3, FeCl3 và CuCl2 thu được kết tủa X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, còn lại chất rắn không tan Z. Chất rắn Z là

A. Cu(OH)2, Fe(OH)3.

B. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3.

C.Fe(OH)3.

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Đáp án B

NH3 dư có Cu(OH)2 và Zn(OH)2 tạo phức tan

=> kết tủa thu được gồm Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2

Câu 8. Để nhận biết ba axit đặc nguội HCl, H2SO4, HNO­3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử

A. Fe.

B. CuO.

C. Al.

D. Cu.

Đáp án D

A, C sai vì Fe và Al bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.

B sai vì CuO tác dụng với 3 axit đều tạo dung dịch màu xanh và không có khí thoát ra

D đúng vì

Cu + HCl → không phản ứng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Khí mùi hắc

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Khí màu nâu

Câu 9. Thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. dung dịch FeCl3 và Cu.

B. Fe và dung dịch CuCl2.

C. Cu và dung dịch FeCl3.

D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.

Đáp án D 
Áp dụng quy tắc anpha, trong dãy điện hóa, hai chất không phản ứng với nhau là Fe2+ và Cu2+ 

Câu 10. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O

B. Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} FeS

C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2

D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2

Đáp án D
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá