Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O | Fe2O3 ra FeCl3

722

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Fe2O3 và tính chất hóa học HCl.... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng Fe2O3 tác dụng HCl

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

2. Điều kiện phản ứng Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl

Không có

3. Cách thực hiện phản ứng Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl

Cho vào đáy ống nghiệm một ít oxit bazơ Fe2Othêm 1-2 ml dung dịch axit, sau đó lắc nhẹ.

4. Hiện tượng phản ứng 

Chất rắn màu đen Sắt III Oxit (Fe2O3) tan dần, tạo ra dung dịch có màu vàng nâu.

5. Thông tin kiến thức về Fe2O3

5.1. Tính chất hóa học của Fe2O3

Fe2O3 là một oxit của sắt, Fe2O3 là dạng phổ biến nhất của sắt oxit tự nhiên. Ngoài ra có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ.

Công thức phân tử: Fe2O3

Tính oxit bazơ

Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit tạo ra dung dịch bazơ tạo ra dung dịch muối và nước.

Fe2O+ 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3+ 3H2O

  • Tính oxi hóa

Fe2O3 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al:

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Fe2O3+ 2Al → Al2O3 + 2Fe

5.2.Trạng thái tự nhiên

Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit đỏ (Fe2O3 khan) và quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O).

5.3. Ứng dụng Sắt III Oxit

Fe2O3 có vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men gốm sứ và giúp làm giảm rạn men; dùng để luyện gang, thép.

5.4. Điều chế Sắt III Oxit

Fe2O3có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

Nhiệt phân Fe(OH)3

2Fe(OH)3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}​ Fe2O+ 3H2O

6. Các phương trình hóa học khác

Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

Fe2O3 + HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + H2O

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

7. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại

B. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

C. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

D. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3đặc, nguội

Đáp án B
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

Câu 2. Những nhận định sau về kim loại sắt:

(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.

(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.

(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.

(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.

(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án B
(1) đúng
(2) sai, Fe2+ trong không khí dễ bị oxi hóa thành Fe3+
(3) đúng
(4) đúng, quặng manhetit (Fe3O4) là quặng có hàm lượng Fe cao nhất.
(5) sai, vì từ trường Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện
(6) đúng, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+Vậy có 4 phát biểu đúng

Câu 3. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III)?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội

C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Đáp án D: Cl2, AgNO3, HNO3 loãng
Phương trình phản ứng minh họa
2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3
3AgNO3 + Fe → Fe(NO3)3 + 3Ag
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

Câu 4. Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần hai cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Kim loại X có thề là

A. Mg.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Đáp án DPhương trình phản ứng liên quan
2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3 (Y)
Fe + 2HCl → FeCl2 (Z) + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 5. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch CuCl2

Đáp án D
A. Mất màu tím KMnO418FeSO4 + 6KMnO4 + 12H2O → 6MnO2 + 5Fe2(SO4)3 + 8Fe(OH)3 + 3K2SO4
B. Mất màu da cam K2Cr2O76FeSO4+ K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
C. Mất màu dung dịch Br26FeSO4+ 3Br2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeBr3

Câu 6. Hòa tan 5 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 0,56 lít hidro (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là:

A. 8 gam.

B. 7 gam.

C. 6 gam.

D. 7,5 gam.

Đáp án C
nH2 (đktc) = 0,56:22,4 = 0,025 (mol)
Phương trình hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (1)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)
Theo PTHH (1): nFe = nH2 = 0,025 (mol) → mFe = 0,025.56 = 1,4 (g)
→ mFe2O3 = mhh - mFe = 5 - 1,4 = 3,6 (g)
→ nFe2O3 = 3,6 : 160 = 0,0225 (mol)
Theo phương trình hóa học (1): nFeCl2 = nFe = 0,025 (mol)
Theo phương trình hóa học (2): nFeCl3 = 2nFe2O3 = 2.0,025 = 0,05 (mol)
Dung dịch X thu được chứa: FeCl2: 0,025 (mol) và FeCl3: 0,05 (mol)
Phương trình phản ứng hóa học
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
Kết tủa thu được Fe(OH)2 và Fe(OH)3
Nung 2 kết tủa này thu được Fe2O3
Bảo toàn nguyên tố "Fe": 2nFe2O3 = nFeCl2 + nFeCl3 
→ nFe2O3 = (0,025 + 0,05)/2 = 0,0375 (mol)
→ mFe2O3 = 0,0375.160 = 6 (g)

Câu 7.Hãy chỉ ra các câu đúng trong các câu sau:

(1) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.

(2) Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ.

(3) Crom có những hợp chất giống với hợp chất giống những hợp chất của S.

(4) Trong tự nhiên crom ở dạng đơn chất.

(5) Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3.

(6) Crom có thể cắt được thủy tinh.

A. 1, 3, 4, 6.

B. 1, 3, 6.

C. 1, 2, 5.

D. 1, 2, 3, 6.

Đáp án C
Những câu đúng là1) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.3) Crom có những hợp chất giống với hợp chất giống những hợp chất của S.6) Crom có thể cắt được thủy tinh.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách

A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.

B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng.

C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.

D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.

Đáp án ACho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.Phương trình phản ứng hóa họcH2SO4 + 2NaCl ⟶ 2HCl + Na2SO4

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.

B. HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.

C. Axit clohidric vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.

Đáp án B: HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.

Câu 10. Cho các phản ứng hóa học sau:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Đáp án APhương trình phản ứng minh họa xảy ra
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Câu 11. Cho Cu dư tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X thu được dung dịch Y. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch Y thu được hỗn hợp kim loại Z. Tổng số phương trình hóa học xảy ra là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Đáp án B

Phương trình phản ứng :

(1) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2

(2) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Dung dịch Y chứa Cu(NO3)2, Fe(NO3)3và AgNO3 dư

Cho Fe dư tác dụng với dung dịch Y thu được hỗn hợp kim loại Z → Z gồm Ag, Cu và Fe dư

(3) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

(4) Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

(5) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

→ có 5 phản ứng hóa học xảy ra

Đánh giá

0

0 đánh giá