Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Phản ứng điện phân nóng chảy: 2KCl -dpnc→ 2K + Cl2. Phản ứng Phản ứng điện phân nóng chảy: 2KCl -dpnc→ 2K + Cl2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng điện phân nóng chảy đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:
1. Phương trình phản ứng hóa học:
2KCl -dpnc→ 2K + Cl2
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Có khí vàng lục, mùi xốc thoát ra ở cực dương.
3. Điều kiện phản ứng
- điện phân
4. Tính chất hóa học
– KCl là một muối trung hòa nó mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.
– Phân ly toàn trong nước tạo thành các ion âm và ion dương:
KCL → K+ + Cl–
– Phản ứng với dung dịch chứa AgNO3
KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3
– Kali Clorua là muối được tạo từ bazơ mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính; do đó tương đối trơ về mặt hóa học.
– Phản ứng với H2SO4 đặc để tạo ra K2SO4 và HCL
2KCl + H2SO4 đặc → K2SO4 + 2HCl
– Kali clorua được sử dụng làm nguyên liệu để điều chế kim loại kali trong công nghiệp (thay thế bằng kim loại natri ở nhiệt độ cao 850 ° C
KCL + Na → K + NaCl
5. Cách thực hiện phản ứng
- điện phân nóng chảy KCl.
6. Bạn có biết
- Các ion kim loại kiềm rất khó bị khử nên phải dung dòng điện.
- Phương pháp điện phân nóng chảy dung để điều chế các kim loại hoạt động mạnh như Na, K, Ca…
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Phương pháp nào sau đây dung để điều chế kim loại K?
A. điện phân nóng chảy KCl.
B. điện phân dung dịch KCl.
C. Cho Cu phản ứng với KCl.
D. Nhiệt phân KCl.
Hướng dẫn giải
Phương pháp điện phân nóng chảy dung để điều chế các kim loại hoạt động mạnh như Na, K, Ca…
Đáp án A.
Ví dụ 2: Thể tích khí ở dktc thoát ra khi điện phân nóng chảy 7,45 gam KCl là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Hướng dẫn giải
V = 0,05.22,4 = 1,12 lít.
Đáp án A.
Ví dụ 3: Khi điện phân nóng chảy KCl, khí clo sinh ra ở
A. catot.
B. cực âm.
C. anot.
D. màng ngăn.
Hướng dẫn giải
clo sinh ra ở cực dương hay anot
Đáp án C.
Bài viết cùng bài học: