AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl | AlCl3 ra Al(OH)3

286

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl | AlCl3 ra Al(OH)3. Phản ứng AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl | AlCl3 ra Al(OH)3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có kết tủa keo trắng xuất hiện.

3. Điều kiện phản ứng

- Điều kiện thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của AlCl3 (Nhôm clorua)

AlClmang đầy đủ tính chất hoá học của muối nên tác dụng được với dung dịch bazo.

4.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)

NaOH là một bazo mạnh nên tác dụng được với muối AlCl3.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

5.2. Tính chất hóa học của AlCl3

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối

      - Tác dụng với dung dịch bazo:

       AlCl3 + NaOH(vừa đủ) → NaCl + Al(OH)3

      - Tác dụng với dung dịch muối khác:

       AlCl3 + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

      - Phản ứng với kim loại mạnh hơn:

       3Mg + 2AlCl3 → 3MgCl2 + 2Al

6. Cách thực hiện phản ứng

- nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

7. Bạn có biết

- Nếu NaOH dư, kết tủa Al(OH)3 sẽ tan theo PTHH

NaOH + Al(OH)3↓ → NaAlO2 (dd) + 2H2O

- Các dung dịch muối nhôm khác cũng có phản ứng với NaOH tương tự AlCl3.

8. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Hiện tượng thu được khi nhỏ từ từ NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là

A. có kết tủa keo trắng xuất hiện.

B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

D. Không có hiện tượng gì.

Hướng dẫn giải

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

NaOH dư, kết tủa Al(OH)3 tan theo PTHH

NaOH + Al(OH)3↓ → NaAlO2(dd) + 2H2O

Đáp án B.

Ví dụ 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khô cân được 7,8g. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất cần dung là

A. 0,6 lít   

B. 1,9 lít   

C. 1,4 lít   

D. 0,8 lít

Hướng dẫn giải

Ta có: nAl3+ = 0,2 mol; n↓ = 0,1 mol

do n↓ < Al3+ mà đề bài yêu cầu tính thể tích dung dịch NaOH lớn nhất có nghĩa là tính nOH- max

nên nOH- = 4.0,2 – 0,1 = 0,7 mol.

Vậy Vdd(NaOH) = 1,4 lít.

Đáp án C.

Ví dụ 3: Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

A. 3M   

B. 1,5M hoặc 3,5M   

C. C. 1,5M   

D. 1,4M hoặc 3M

Hướng dẫn giải

Ta có: nAl3+ = 0,2 mol; n↓ = 0,1 mol do n↓ < nAl3+ nên có 2 khả năng:

+ nOH- min thì nOH- = 3.n↓ = 0,3 mol vậy CM(NaOH) = 1,5M

+ nOH- max thì nOH- = 4.nAl3+ – n↓ = 0,7 mol vậy CM(NaOH) = 3,5M

Đáp án B.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá