Ca(OH)2 + SO2 → Ca(HSO3)2 | Ca(OH)2 ra Ca(HSO3)2

201

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Ca(OH)2 + SO2 → Ca(HSO3)2 | Ca(OH)2 ra Ca(HSO3)2. Đây là phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Ca(OH)2 + 2SO2 → Ca(HSO3)2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ca(OH)2 phản ứng với SO2 thu được canxi bisunfit Ca(HSO3)2

3. Điều kiện phản ứng

- Không có

4. Tính chất hóa học

- Dung dịch Ca(OH)2 có có tính bazơ mạnh. Mang đầy đủ tính chất của bazơ:

Tác dụng với axit:

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Tác dụng với muối:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH

Tác dụng với oxit axit:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Chú ý: Khi sục từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì

    + Ban đầu dung dịch vẩn đục:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

    + Sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt:

CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2

5. Cách thực hiện phản ứng

- Dẫn một ít khí SO2 vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2

6. Bạn có biết

- Tương tự như Ca(OH)2, các dung dịch kiềm như NaOH, KOH và Ba(OH)2 cũng có khả năng phản ứng với SO2

- Bài toán SO2 dẫn vào dung dịch Ca(OH)2

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O (1)

Ca(OH)2 + 2SO2 → Ca(HSO3)2 (2)

Đặt T = nSO2 : nCa(OH)2

Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối CaSO3

Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ca(HSO3)2

Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối CaSO3và Ca(HSO3)2

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Khi đốt cháy canxi sẽ tạo thành canxi oxit hay còn gọi là

A. vôi sống    

B. vôi tôi    

C. Dolomit    

D. thạch cao

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ca + O2 → CaO

Khi đốt cháy canxi sẽ tạo thành canxi oxit (còn được biết đến với tên gọi canxia, các tên gọi thông thường khác là vôi sống, vôi nung) là một oxit của canxi, được sử dụng rộng rãi.

Ví dụ 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại Ca thuộc nhóm

A. IA.    

B. IIIA.    

C. IVA.    

D. IIA.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Canxi là một kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA

Ví dụ 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại Ca là:

A. 1s1    

B. 2s1    

C. 4s2    

D. 3s2

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Cấu hình electron của Ca: 1s22s22p63s23p64s2

Ví dụ 4: Dẫn từ từ SO2vào nước vôi trong cho đến dư, hiện tượng xảy ra là:

A. Nước vôi từ trong hóa đục, rồi lại từ đục hóa trong

B. Nước vôi từ đục hóa trong, rồi lại từ trong hóa đục

C. Nước vôi từ trong hóa đục

D. Nước vôi từ đục hóa trong

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ban đầu toàn bộ SO2 sẽ tác dụng với nước vôi trong Ca(OH)2, lúc này nước vôi trong hoàn toàn vẩn đục.

Ca(OH) + SO2→ CaSO3 + H2O

Nhưng vì dẫn đến dư SO2 nên toàn bộ SO2 dư sẽ tác dụng tiếp tục với dung dịch sau phản ứng tạo thành dung dịch trong suốt, không còn bị vẩn đục.

CaSO3 + H2O + SO2→ Ca(HSO3)2

Các chất còn lại cuối cùng trong dung dịch:

Ca(HSO3)2, H2O và SO2 thôi.

Ví dụ 5: Hòa tan V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được 10,02 gam hỗn hợp hai muối. Tìm giá trị của V

A. 2,016 lít.

B. 1,344 lít.

C. 0,672 lít.

D. 2,24 lít.

Đáp án A

Ví dụ 6: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là

A. 15,6 gam và 5,3 gam.

B. 18 gam và 6,3 gam.

C. 15,6 gam và 6,3 gam.

D. 18 gam và 5,3 gam.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

nSO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,25 mol

Xét tỉ lệ: 1< T = nNaOH/nSO2 < 2

=> phản ứng thu được 2 muối NaHSO3 (a mol) và Na2SO3 (b mol)

Bảo toàn nguyên tố Na:

nNaOH = nNaHSO3 + 2.nNa2SO3=> a + 2b = 0,25 (1)

Bảo toàn nguyên tố S:

nSO2 = nNaHSO3 + nNa2SO3 => a + b = 0,2 (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,15 mol; b = 0,05 mol

=>mNaHSO3= 0,15.104 = 15,6 gam; nNa2SO3 = 0,05.126 = 6,3 gam

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá