Ca(HCO3)2 + H2SO4 → H2O + CO2↑ + CaSO4↓ | Ca(HCO3)2 ra CaSO4

198

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Ca(HCO3)2 + H2SO4 → H2O + CO2↑ + CaSO4↓ | Ca(HCO3)2 ra CaSO4. Đây là phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Ca(HCO3)2 + H2SO4 → 2H2O + 2CO2↑ + CaSO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Canxi hiđrocacbonat phản ứng với dung dịch axit sunfuric tạo kết tủa canxi sunfat và giải phóng khí cacbonic

3. Điều kiện phản ứng

- Không có

4. Tính chất hóa học

- Tác dụng với axit mạnh

Ca(HCO3)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O + 2CO2

- Tác dụng với dung dịch bazơ

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

- Bị phân hủy bởi nhiệt độ:

Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3 + H2O + CO2

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch H2SO4

6. Bạn có biết

Ba(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3 cũng có phản ứng với H2SO4 tạo khí CO2

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:

A. Thạch cao sống.      

B. Thạch cao khan.

C. Thạch cao nung.      

D. Đá vôi.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Thạch cao sống là CaSO4.2H2O.

Thạch cao khan là CaSO4.

Ví dụ 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?

A. Bó bột khi gẫy xương.

B. Đúc khuôn.

C. Thức ăn cho người và động vật.

D. Năng lượng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Sai vì thạch cao không ăn được.

Ví dụ 3: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3 và Na3PO4

B. Na2SO4 và Na3PO4.

C. HCl và Na2CO3.

D. HCl và Ca(OH)2.

Đáp án A

Ví dụ 4: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là:

A. Nước mềm

B. Nước cứng tạm thời

C. Nước cứng vĩnh cửu

D. Nước cứng toàn phần

Đáp án D

Ví dụ 5: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng ? Tất cả muối cacbonat đều

A. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit

B. không tan trong nước

C. tan trong nước.

D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat dễ tan trong nước. các muối của kim loại không tan trong nước, ví dụ: BaCO3; KCO3.

+ Muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm bền với nhiệt. Muối cacbonat trung hòa của kim loại khác cũng như muối hidrocacbonat bị nhiệt phân hủy.

Ví dụ: BaCO3 → BaO + CO2 hay

2KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O

Ví dụ 6: Khi cho từ từ dung dịch K2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho K2CO3vào

B. sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt

C. không có khí thoát ra

D. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O.

Khi cho từ từ dung dịch K2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho K2CO3 vào

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá