Al2(SO4)3 + KOH → Al(OH)3↓ + K2SO4 | Al2(SO4)3 ra Al(OH)3

303

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Al2(SO4)3 + KOH → Al(OH)3↓ + K2SO4 | Al2(SO4)3 ra Al(OH)3 . Đây là phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Al2(SO4)3 + 6KOH → 2Al(OH)3↓ + 3K2SO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa keo trắng nhôm hidroxit trong dung dịch

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của Al2(SO4)3

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối

- Tác dụng với dung dịch bazo:

       Al2(SO4)3 + 6KOH(vừa đủ) → 3K2SO4 + 2Al(OH)3

- Tác dụng với dung dịch muối khác:

       Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(NO3)3

- Phản ứng với kim loại mạnh hơn:

       3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al

b. Tính chất hoá học của KOH

- Là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

KOH tác dụng với oxit axit

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

Tác dụng với axit 

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch KOH

6. Bạn có biết

Các muối tan của nhôm đều tác dụng với dung dịch kiềm vừa đủ tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và Na2CO3

B. HNO3 và NaHCO3

C. NaAlO2 và KOH

D. NaCl và AgNO3

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

NaAlO2 và KOH không xảy ra phản ứng hóa học

Ví dụ 2: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch NH3

D. Dung dịch nước vôi trong

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3

Ví dụ 3: Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?

A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.

B. Là nguyên tố họ p

C. Là kim loại mà oxit và hidroxit lưỡng tính.

D. Trạng thái cơ bản nguyên tử có 1e độc thân.

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Mg thuộc nhóm IIA, Al thuộc nhóm IIIA và cùng thuộc chu kì 3 → bán kính của Mg > Al

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá