CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O | CrO3 ra Cr2O3

161

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O | CrO3 ra Cr2O3 . Đây là phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc

1. Phương trình phản ứng hóa học:

   4CrO3 + C2H5OH → 2CO2↑ + 2Cr2O3 + 3H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí thoát ra và CrO3 bị khử tạo thành Cr2O3.

3. Điều kiện phản ứng

- Không có.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của CrO3

- Mang tính chất hóa học của oxit axit

- Có tính oxi hóa mạnh

Tính chất của oxit axit:

Tác dụng với nước

CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)

Tác dụng với dung dịch bazo

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

Tính oxi hoá mạnh:

- Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3

3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3

- Là chất kém bền

4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2

4.2. Tính chất hoá học của C2H5OH

- Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.

CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O | CrO3 ra Cr2O3  (ảnh 1)

- Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hiđro.

CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O | CrO3 ra Cr2O3  (ảnh 2)

Phản ứng với axit axetic

- Axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat.

CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O | CrO3 ra Cr2O3  (ảnh 3)

- Etyl axetat là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghiệp.

- Sản phẩm của phản ứng giữa rượu và axit gọi là este.

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho C2H5OH tiếp xúc với CrO3.

6. Bạn có biết

- Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: CrO3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây?

A. H2O, O2, Zn, dd NaOH.

B. dd NaOH, S, P, C2H5OH

C. dd NaOH, dd H2SO4, dd FeSO4 (H+)

D. Al, H2S, dd NaOH , Zn

Hướng dẫn giải

Đáp án B

CrO3 là chất oxi hóa mạnh nên các chất S,P, C2H5OH bốc cháy mạnh khi tiếp xúc với CrO3 thành Cr2O3.

Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.

B. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P; S; C2H5OH bốc cháy khi gặp CrO3.

C. Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.

D. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Dung dịch Na2CrO4 có màu vàng chứ không phải da cam

Do Cr đứng trước Zn trong dãy điện hóa ⇒ Zn không thể khử Cr3+ thành Cr; chỉ có thể thành Cr2+

Trong môi trường kiềm thì chỉ tồn tại CrO42- có màu vàng

Ví dụ 3: CrO3 không tác dụng với các chất nào sau đây?

A. C

B. NaOH

C. HCl

D. H2O

Hướng dẫn giải

Đáp án C

CrO3 là 1 oxit axit nên không tác dụng với HCl.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá