NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2 | NaOH ra Na2ZnO2

161

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2 | NaOH ra Na2ZnO2. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Chất rắn màu xám nhạt Kẽm (Zn) tan dần và xuất hiện khí không màu, sủi bọt khí.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của Kẽm

- Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

Tác dụng với phi kim

- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

Tác dụng với axit

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với H2O

- Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

Tác dụng với bazơ

- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

b. Tính chất hoá học của NaOH

- NaOH là một bazơ mạnh, khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

- Phản ứng với axit tạo thành muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

- Phản ứng với oxit axit: 

2 NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

- Phản ứng với axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

- Phản ứng với muối tạo bazo mới và muối mới

2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2

- Tác dụng với kim loại lưỡng tính

2 NaOH + 2 Al + 2 H2O → 2 NaAlO2 + 3 H2

- Tác dụng với hợp chất lưỡng tính

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2 H2O

2 NaOH + Al2O3 → 2 NaAlO2 + H2O

5. Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch dd NaOH.

6. Bạn có biết

Zn tan trong dung dịch kiềm đặc tạo ra zincat.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al, Zn, Na.    

B. Al, Zn, Cr.

C. Ba, Na, Cu.    

D. Mg, Zn, Cr.

Đáp án B

Ví dụ 2: Cho hỗn hợp gồm Na và Zn có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào nước dư. Sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 l H2(đkc) và m (g) chất rắn ko tan. Giá trị của m là:

A. 6,5 g    

B. 13 g    

C. 19,5 g    

D.39 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Đặt số mol tương ứng: nNa = x; nZn = 2x

(Na; Al) cho vào H2O

⇒ Xảy ra phản ứng như sau :

(1) Na + H2O → NaOH + 1/2H2

-----x----------------x---------x/2

(2) Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

----2x------x

----0,5x-------x---------------------x/2...

-----1,5x

Ta có:

+ nH2 = x/2 + x/2 = x = 0,4 ⇒ x = 0,4 mol

+ Chất rắn không tan là Zn: nZndư = 1,5 x = 0,6 mol

⇒ mZndư = 0,6 x 65 = 39 (g)

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm Na và Zn. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dd NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện).

A. 39,87%.    

B. 29,87%.    

C. 49,87%.    

D. 77,93%.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

⇒ x/2 + x/2 = 1 ⇔ x = 1

Ta tính số mol do Zn sinh ra là = 1,75 - 1/2 = 1,25 mol

Zn + NaOH → Na2ZnO2 + H2

1,25 mol <---------- --------- ------- 1,25 mol

% mZn = ( 1,25.65 ) / (1,25.65 + 1.23) x 100% = 77,93%

 
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá