Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2 | Cu ra Cu(NO3)2

207

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2 | Cu ra Cu(NO3)2. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần và dung dịch chuyển sang không màu.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hóa học của Cu (Đồng)

- Là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

Tác dụng với phi kim:

- Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag | Cu ra Cu(NO3)2 (ảnh 1)

- Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag | Cu ra Cu(NO3)2 (ảnh 2)

- Tác dụng với Cl2, Br2, S...

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag | Cu ra Cu(NO3)2 (ảnh 3)

Tác dụng với axit:

- Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

- Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O

- Với HNO3, H2SO4 đặc :

Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O

Cu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối:

- Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

4.1. Tính chất hóa học của Fe(NO3)3

- Tính chất hóa học của muối.

- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

    Fe3+ + 1e → Fe2+

    Fe3+ + 3e → Fe

1. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

    3Ca(OH)2 + 2Fe(NO3)3 → 3Ca(NO3)2 + 2Fe(OH)3

    3NaOH + Fe(NO3)3 → 3NaNO3 + Fe(OH)3

    3H2O + 3NH3 + Fe(NO3)3 → 3NH4NO3 + Fe(OH)3

2. Tính oxi hóa

    Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

    3Mg + 2Fe(NO3)3 → 2Fe + 3Mg(NO3)2

5. Cách thực hiện phản ứng

Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch Fe(NO3)3.

6. Bạn có biết

- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Một lượng Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi lượng Ag ban đầu, có thể ngâm lượng Ag trên vào dung dịch gì?

A. HNO3     

B. Fe(NO3)3

C. AgNO3     

D. HCl

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Để loại bỏ tạp chất ta có thể dùng AgNO3 hoặc Fe(NO3)3 nhưng do đề bài yêu cầu loại bỏ tạp chất làm thay đổi lượng Ag ban đầu do đó loại AgNO3.

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2.

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

Ví dụ 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.

(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là:

A. 2     

B. 1

C. 3     

D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

(a) Cu(dư) + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

(b) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3

(c) Na2CO3 (dư) + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3 (ngoài ra còn Na2CO3 dư)

(d) Fe dư + 2FeCl3 → 3FeCl2

Vậy có 2 thí nghiệm dung dịch thu được chỉ chứa 1 muối tan là (b), (d).

Ví dụ 3: Cho các dung dịch loãng: (1) Fe(NO3)3, (2) Fe(NO3)2, (3) HNO3, (4) AgNO3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.

A. 2     

B. 5

C. 3     

D. 4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

- Có 4 chất thỏa mãn là: (1) Fe(NO3)3, (3) HNO3, (4) AgNO3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl

- Phương trình:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag;

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O;

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2;

3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 4H2O + 2NaCl.

 
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá