FeSO4 + Zn → Fe + ZnSO4 | FeSO4 ra Fe

243

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng FeSO4 + Zn → Fe + ZnSO4 | FeSO4 ra Fe. Đây là phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học

FeSO4 + Zn → Fe + ZnSO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Kẽm tan dần, xuất hiện lớp Fe màu trắng xám

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của FeSO4

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử và tính oxi hóa:

Tính khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính oxi hóa: Fe2+ + 1e → Fe

Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

    FeSO4 + KOH → K2SO4 + Fe(OH)2

- Tác dụng với muối:

    FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2.

Tính khử:

    FeSO4 + Cl2 → FeCl3 +Fe2(SO4)3

    2FeSO4 + 2H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

    10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Tính oxi hóa:

    FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe

4.2. Tính chất hoá học của Kẽm

- Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

Tác dụng với phi kim

- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

Tác dụng với axit

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với H2O

- Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

Tác dụng với bazơ

- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho FeSO4 tác dụng với Kẽm

6. Bạn có biết

Zn có thể đẩy được muối của các kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học (Fe, Cu, Pb...)

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?

A. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.

B. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

C. Cho Fe tác dụng với Cl2, nung nóng.

D. Cho Fe tác dụng với bột S, nung nóng.

Hướng dẫn giải

Fe+ 4HNO3 dư → Fe(NO3)3 + NO + 4H2O

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng dư → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2Fe + 3Cl2 →2FeCl3

Fe + S →FeS

Do S có tính oxi hóa yêu nên chỉ đẩy Fe thành Fe(II)

Đáp án : D

Ví dụ 2: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Pirit sắt FeS2

B. Hematit đỏ Fe2O3

C. Manhetit Fe3O4

D. Xiđerit FeCO3

Hướng dẫn giải

Quặng giàu sắt nhất là manhetit Fe3O4 với hàm lượng sắt khoảng 72,4%

Đáp án : C

Ví dụ 3: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch hoá chất nào dưới đây ?

A. Một đinh Fe sạch.

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Một dây Cu sạch.

D. Dung dịch H2SO4 đặc.

Hướng dẫn giải

Để bảo quản FeSO4 trong PTN ta cần thêm 1 đinh sạch vì Fe sẽ khử Fe3+ sinh ra về Fe2+

Đáp án : A

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá