Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Al và tính chất hóa học H2SO4.... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:
1. Phương trình phản ứng Al tác dụng HNO3 loãng
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
2. Quá trình cân bằng Al tác dụng với HNO3 loãng
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Al0 + HN+5O3-----> Al+3(NO3)3 + N+42O + H2O.
Ta có quá trình cho - nhận e:
8 × || Al → Al3+ + 3e
3 × || 2N+5 + 8e → 2N+4 (N2O)
⇒ Điền hệ số vào phương trình, chú ý không điền vào HNO3
(vì N+5 ngoài vai trò oxi hóa còn giữ lại làm môi trường NO3):
8Al + HNO3 -----> 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ ⇒ hệ số của HNO3 là 30.
Bảo toàn nguyên tố Hidro ⇒ hệ số của H2O là 15.
⇒ 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
3. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa Al và HNO3 loãng
Cho Al tác dụng với HNO3 loãng ở Nhiệt độ thường
4. Tính chất hóa học của nhôm
4.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2→ 2Al2O3
ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
4.2. Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3đặc, nguội
Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
4.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2↑
4.5. Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.
Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:
Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3
5. Các phương trình hóa học khác
Zn + HNO3(loãng) → Zn(NO3)2 + NO ↑ + H2O
Fe2O3 + HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + H2O
FeO + HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Mg + HNO3(loãng) → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là
A. 24
B. 30
C. 26
D. 15
Đáp án B
Phương trình phản ứng hóa hoc
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là 30
Câu 2. Có các mệnh đề sau :
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
(5) Bạc bị thụ động trong axit nitric đặc nguội
Trong các mệnh đề trên số mệnh đề đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3
D. 4
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2 => sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt => sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt
(5) Bạc bị thụ động trong axit nitric đặc nguội Sai vì Ag không bị thụ động trong HNO3 đặc nguội chỉ có Al, Fe, Cr
Câu 3. Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa: 0,40 mol K+; 0,20 mol Al3+: 0,2 mol SO42- và a mol Cl-. Ba muối X, Y, Z là
A. KCl, K2SO4, AlCl3.
B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.
C. KCl, AlCl3, Al2(SO4)3.
D. K2SO4, AlCl3, Al2(SO4)3.
Đáp án C
Bảo toàn điện tích => a = 0,6
Đáp án A
SO42- chỉ ở K2SO4
K+ ở K2SO4 là 0,4 mol (Đủ)
Không có kCl => loại
Đáp án B: Cl- chỉ có ở KCl
K+ ở KCl là 0,6 mol (dư) => loại
Đáp án C: 0,4 mol KCl; 0,2/3 mol AlCl3: 0,2/3 mol Al2(SO4)3
=> Chọn đáp án C
Đáp án D: Cl- chỉ ở AlCl3
Al3+ là 0,2 mol (đủ)
=> Không có Al2(SO4)3 => loại
Câu 4. Trong phản ứng: Al + HNO3 (loãng) → Al(NO3)3 + N2O + H2O, tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là:
A. 8 và 6.
B. 4 và 15.
C. 4 và 3.
D. 8 và 30.
Đáp án D
Phương trình phản ứng
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là 8 và 30
Câu 5. Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 loãng, không thấy có khí thoát ra. Kết luận nào sao đây là đúng:
A. Al không phản ứng với dung dịch HNO3 loãng
B. Al bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 loãng
C. Al phản ứng với HNO3 tạo ra muối amoni
D. Cả A và B đều đúng
Al tan hết trong HNO3 loãng nhưng không có khí sinh ra cho nên sản phần khử mà muối NH4NO3
Phương trình hóa học phản ứng
8Al + 30HNO3→ 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dung dịch HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dd Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 5,04
C. 4,48
D. 6,72
mAl(NO3)3= 8,1.213/27 = 63,9 gam
mZn(NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam
mY= mAl(NO3)3 + mZn(NO3)3 + mNH4NO3
=> mNH4NO3 = 6 gam => nNH4NO3 = 0,075 mol
nN2O = (0,3.3 + 0,45.2 - 0,075.8)/8 = 0,15 mol
=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Câu 7. Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?
A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3nóng chảy
B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
C.Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy
D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn
Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm vai trò của Criolit là làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy, giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tạo bởi lớp ngăn để bảo vệ Al nóng chảy
Câu 8. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Câu 9. Cho a gam Al vào 200 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được b gam chất rắn R. Nếu cho b gam R tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,672 lít khí ở (đktc). Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 2,16 và 10,86
B. 1,08 và 5,43
C. 8,10 và 5,43
D. 1,08 và 5,16
Vì R tác dụng với HCl có khí thoát ra nên Al còn dư.
Gọi x là số mol Al tác dụng với 2 muối
Al → Al3+ + 3e
x → 3x
Ag+ + 1e → Ag
0,06 → 0,06 → 0,06
Cu2+ + 2e → Cu
0,06→ 0,12→ 0,06
=> 3x = 0,18 => x = 0,06 mol
Al + 3H+→ Al3+ + 3/2H2
0,02 → 0,03
=> b = (108 + 64). 0,06 + 27.0,02 = 10,86 gam
=> a = 27.(0,06 + 0,02) = 2,16 gam
Câu 10. M là hỗn hợp kim loại Ca và Al. Hòa tan a gam M vào lượng dư nước thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch KOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 12,1
B. 21,8
C. 13,7
D. 24,2
M hỗn hợp gồm 2 kim loại Ba, Al
Thí nghiệm 1 : M + H2O →
Thí nghiệm 2 :M + KOH
Có nH2TN2 > nH2 TN1 => TN1 Al dư
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2(1)
Al + OH- + H2O → AlO2- + 3/2 H2 (2)
Gọi x = nBa
Thí nghiệm 1:
(1) nH2 = nCa(OH)2 = nCa= x mol
(2) nH2 = 3/2 . nOH- = 3/2. 2x = 3x mol
=> Tổng nH2 TN1 = 4x = 8,96/22,4 => x = 0,1 mol
Thí nghiệm 2:
(1) nH2 = nCa = x mol
Tổng nH2 TN2= 12,32 /22,4 = 0,55 mol
=> nH2 (2) = 0,45 mol
(2) nAl = 2/3 . nH2 = 0,3 mol
=> mAl = 8,1 gam
=> a = mAl + mCa = 8,1 + 0,1.40 = 12,1 gam
Câu 11. Hoà tan hoàn toàn 6,21 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 0,672 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34 gam
B. 34,08 gam
C. 106,38 gam
D. 53,19 gam
nAl= 0,23 mol, nY= 0,03 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của N2, N2O
Theo đề bài ta có hệ phương trình sau
x + y = 0,03
28x + 44y = 0,03.18.2
Giải hệ phương trình (1), (2) ta có
x = 0,015, y = 0,015
Quá trình cho nhận electron
Al → Al+3 + 3e
0,23 → 0,69
2N+5 + 10e → N2+2
0,15 ← 0,015
2N+5 + 8e → N+12O
0,12 ← 0,015
Ta thấy 3nAl> (8nN2O + 10nN2) => có muối amoni NH4NO3
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:
3nAl= 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4+
=> nNH4+ = (0,23.3 - 0,27)/8 = 0,0525 mol
=> m = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 0,23.213 + 0,0525.80 = 53,19 gam
Câu 12. Cho 1,62 gam Al tác dụng với 1000 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)2 0,1M và Cu(NO3)2 0,09M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,88.
B. 2,68.
C. 5,76.
D. 5,68.
nAl= 0,06 mol;
nFe(NO3)2 = 0,1 mol;
nCu(NO3)2 = 0,09 mol
Nhận thấy: ne Al cho tối đa = 0,06.3 = 0,18 mol = nCu2+ nhận e
=> Al phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2; còn Fe(NO3)2 chưa phản ứng
=> chất rắn thu được chỉ là Cu
nCu= nCu(NO3)2 = 0,09 mol => m = 5,76 gam
Câu 13. Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?
A. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3.
B. Nhỏ từ từ dung dịch CaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
C. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
D. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3.
+) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl. Hiện tượng sau phản ứng: có kết tủa màu xanh tạo thành.
+) H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O. Hiện tượng sau phản ứng: có kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch.
+) CaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl. Hiện tượng sau phản ứng: có kết tủa trắng tạo thành.
+) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O. Hiện tượng sau phản ứng: có khí thoát ra khỏi dung dịch.
Vậy thí nghiệm ứng với đề bài là: “Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3”.
Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 tới dư vào dung dịch FeCl2.
(b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch CaCl2
(c) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho kim loại Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(f) Sục khí SO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
(g) Sục khí NH3 dư vào dung dịch CuSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) Ca(OH)2 + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + BaCl2
(b) 2KHSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2HCl
(c) 3Na2S + Fe2(SO4)3+ 6H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4 + 3H2S↑
(d) CO2 dư + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(e) Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2
(f) SO2 + Ca(OH)2 dư → BaSO3↓ + H2O
(g) 6NH3 dư + CuSO4 + 2H2O → [Cu(NH3)4](OH)2 + (NH4)2SO4
→ có 5 thí nghiệm thu được kết tủa là (a), (b), (c), (d), (f)
Câu 15. Cho a gam X gồm Ba và Al vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của a là.
A. 19,1
B. 29,9
C. 24,5
D. 16,4
Phương trình phản ứng xay ra
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (1)
Ba(OH)2 + 2Al + H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 (2)
=> nH2 = 4nBa = 0,4 mol => nBa = 0,1 mol
Vì X + NaOH tạo nH2 = 0,7 mol > 0,4 mol => chứng tỏ Al dư ở thí nghiệm đầu
Phần 2 cả Al và Ba đều hết
Ta có Ba → H2
0,1 0,1
Al → 3/2 H2
=> nH2 do Al = nH2(2) – 0,1 = 0,6mol
=> nAl = 2/3.nH2 do Al = 0,4 mol
=> mX = 24,5 gam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.