Mg + HNO3(loãng) → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O | Mg ra Mg(NO3)2, NH4NO3

1.8 K

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Mg và tính chất hóa học HNO3.... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng Mg + HNO3 ra NH4NO3

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

2. Cân bằng phản ứng Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Mg+ HN+5O3 → Mg+2(NO3)2 + N-3H4NO3 + H2O

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Tỉ lệ 2 muối nitrat của amoni và magiê là 1:4.

4Mg + 10HNO→ 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

3. Điều kiện để phản ứng Mg tác dụng HNOloãng ra NH4NO3 

Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

  • Bản chất của Mg (Magie)

- Trong phản ứng trên Mg là chất khử.

- Mg là chất khử mạnh tác dụng được với các axit.

  • Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

- Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.

- Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

5. Các phương trình hóa học khác

FeO + HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Mg + HNO3(đặc) → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O

C + HNO3 → CO2 + NO2 + H2O

Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O

Al + HNO3(loãng) → Al(NO3)3 + N2O + H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho phương trình: Mg + HNO→ Mg(NO3)2+ NH4NO3 + H2O

Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng trên là

A. 23

B. 24

C. 18

D. 22

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Cho Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng không thấy có khí thoát ra . Trong phương trình phản ứng tổng hệ số của các chất (nguyên, tối giản) là bao nhiêu?

A. 20

B. 24

C. 25

D. 22

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,792 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là

A. 13,92 gam

B. 15,60 gam

C. 16,80 gam

D. 31,20 gam

Lời giải:

Đáp án: D

Ta có:

nMg = 0,2 mol

nNO = 0,08 mol

Các quá trình trao đổi electron

Mg0 → Mg+2 + 2e

0,2 → 0,4

N+5 + 3e→ N+2

0,24 ← 0,08

Vậy còn 1 sản phẩm khử nữa là NH4NO3

N+5 + 8e → N-3

8x →  x

Áp dụng bảo toàn electron ta có:

0,4 = 0,24 + 8x → a = 0,02 mol

=> mmuối =  mNH4NO3 + mMg(NO3)2 = 31,2 gam

Câu 4. Hòa tan hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 13 gam Zn bằng 500 ml dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch X thu a gam muối. Giá trị của a:

A. 66,1 gam

B. 76,8

C. 45,89

D. 22,65

Lời giải:

Đáp án: A

nAl 2,727 = 0,1 mol

nZn = 1365 = 0,2 mol

Không thấy khí thoát ra => Sản phẩm khử là NH4NO3

⇒ nNH4NO3 = 0,1.3+0,2.28 =0,78 mol

Dung dịch muối X gồm: Al(NO3)3 (0,1 mol); Zn(NO3)2 (0,2 mol),  NH4NO3 (0,78 mol)

m = mAl(NO3)3 + mZn(NO3)2 + mNH4NO3 = 0,1.213 + 0,2.189 + (0,78).80 = 66,1 gam

Đánh giá

0

0 đánh giá