Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng FeS + HCl → FeCl2 + H2S. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của FeS và tính chất hóa học HCl .... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:
1. Phương trình điều chế H2S từ FeS
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
2. Điều kiện phản ứng FeS ra H2S
Nhiệt độ thường
3. Các phương trình hóa học khác
FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe3O4 + H2SO4(loãng) → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây
A. FeS + H2SO4 loãng
B. ZnS + H2SO4 đặc
C. CuS + HCl
D. PbS + HNO3
Câu 2. Cho những nhận xét sau:
(1) Để điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm người ta cho muối sunfua tác dụng với các dung dịch axit mạnh như: HCl, HNO3, H2SO4 đặc.
(2) Dung dịch HCl đặc, S, SO2, FeO vừa có khả năng thể hiện tính khử, vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa.
(3) Silic đơn chất tan mạnh trong dung dịch kiềm giải phóng khí H2.
(4) Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hoàn toàn trong nước.
(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 không thấy xuất hiện kết tủa.
(6) Hỗn hợp bột gồm Cu và Fe3O4 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng.
Số nhận xét đúng là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
(1) sai vì S2- tác dụng với H2SO4 đặc sinh ra các sản phẩm khử như S, SO2 không thu được khí H2S
(2) đúng. Giải thích:
+ HCl có thể tạo thành H2 (thể hiện tính oxi hóa), tạo thành Cl2 thể hiện tính khử
+ S, SO2, FeO thì các nguyên tố S và Fe có số oxi hóa trung gian nên vừa thể hiện tính khử và thể hiện tính oxi hóa
(3) đúng
(4) đúng
BaO + H2O → Ba(OH)2
Al2O3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ H2O
Như vậy hỗn hợp BaO và Al2O3 với tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong nước.
(5) sai vì phản ứng sinh ra kết tủa
Phương trình hóa học xảy ra:
2NaOH dư + Ca(HCO3)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O
(6) đúng
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Cu + Fe2(SO4)3→ 2FeSO4 + CuSO4
Như vậy hỗn hợp Cu và Fe3O4 với tỉ lệ 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng
=> Có 4 nhận định đúng
Câu 3. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm
A. SO2 làm đỏ quỳ tím ẩm
B. FeS + dung dịch HCl loãng
C. FeS + dung dịch H2SO4 đặc, to.
D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2S bằng cách cho FeS tác dụng với
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng
C. Dung dịch HNO3
D. Nước cất
Câu 5. Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S
B. NO2
C. SO2
D. CO2
Phương trình phản ứng
CuSO4 + H2S → CuS↓ đen + H2SO4
Câu 6. Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:
A. Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
B. Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
C. Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.
D. Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
Câu 7. Có các nhận định sau:
(a) Để điều chế H2S, người ta cho các muối sunfua (như FeS, PbS, CuS,…) tác dụng với dung dịch H2SO4loãng.
(b) Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế chủ yếu từ S hoặc FeS2.
(c) SO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hoá mạnh.
(d) Hiđro peoxit và hiđrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
(e) Trong thực tế, H2SO4 thu được bằng cách cho SO3 hấp thụ vào H2O.
(g) Các muối BaSO4 và PbSO4 đều là kết tủa màu trắng, không tan trong H2SO4đặc.
(h) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.
(i) Để phân biệt 2 khí không màu CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch H2S.
Số nhận định đúng là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
(c) SO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hoá mạnh.
(d) Hiđro peoxit và hiđrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
(h) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.
(i) Để phân biệt 2 khí không màu CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch H2S.
Câu 8. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua
A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.
B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.
C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.
D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.
Câu 9. Khối lượng kết tủa thu được khi sục khí H2S dư vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M và FeCl20,6M là
A. 9,6 gam.
B. 5,28 gam.
C. 10,08 gam.
D. 4,8 gam.
Sục khí H2S vào dung dịch => chỉ có kết tủa CuS vì H2S không phản ứng với FeCl2
H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl
0,05 → 0,05
=> mkết tủa= 0,05.96 = 4,8 gam
Câu 10. Câu nào sau đây không đúng:
A. Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
B. Axit sunfuhiđric không làm phenolphtalein chuyển màu hồng.
C. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm có khả năng tạo 2 muối.
D. Cả dung dịch H2S và khí H2S đều có tính khử.
Câu sai là: Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
Axit sunfuhiđric là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
Câu 11. Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím.
B. Dung dịch màu tím bị vẩn đục màu vàng.
C. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang màu vàng.
D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng.
Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4
Câu 12. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi cho lưu huỳnh đioxit tác dụng với dung dịch hiđrosunfua
Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn
Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S). SO2 đã oxi hóa H2S thành S
Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng:
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
Câu 13. Cho các phương pháp:
(1) đun nóng trước khi dùng;
(2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ;
(3) dùng dung dịch Na2CO3;
(4) dùng dung dịch NaCl;
(5) dùng dung dịch HCl.
Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào?
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3
Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.