Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl. Đây là phản ứng trao đổi Phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của FeCl3 và tính chất hóa học NaOH.... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:
1. Phương trình NaOH tác dụng với FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl
2. Điều kiện phản ứng FeCl3 ra Fe(OH)3
Nhiệt độ thường
3. Phương trình ion rút gọn FeCl3+ NaOH
Phương trình phân tử
FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓
→ Phương trình ion rút gọn:
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
4. FeCl3 tác dụng NaOH có hiện tượng
Khi nhỏ dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch NaOH. Màu vàng nâu của dung dịch Sắt III clorua FeCl3 nhạt dần và xuất hiện kết tủa nâu đỏ Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3.
5. Một số nội dung liên quan đến muối Sắt (III) clorua
5.1. Tính chất hóa học muối sắt (III) clorua
Muối sắt (III) clorua có tính oxi hoá. Tác dụng với sắt với phương trình phản ứng sau:
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
Tác dụng với kim loại Cu để tạo ra muối sắt II clorua và đồng clorua:
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Khi sục khí H2S vào sẽ có hiện tượng vẫn đục.
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2+ 2HCl + S
Khi được cho vào dung dịch KI và benzen sẽ xảy ra hiện tượng dung dịch có màu tím.
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2
5.2. Điều chế Muối sắt (III) clorua
Hóa chất này được điều chế trực tiếp từ phản ứng của Fe với chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4 đặc nóng như sau:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2Fe + 6H2O + 6NO2Cl ⟶ 3H2+ 6HNO3 + 2FeCl3
Fe + 4HCl + KNO3 ⟶ 2H2O + KCl + NO + FeCl3
Điều chế từ hợp chất Fe(III) với axit HCl:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
FeS2 + 3HCl + 5HNO3 ⟶ 2H2O + 2H2SO4 + 5NO + FeCl3.
6. Các phương trình hóa học khác
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi cho dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch FeCl2 hiện tượng gì xảy ra:
A. Xuất hiện màu nâu đỏ
B. Xuất hiện màu trắng xanh
C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh
D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
Ban đầu tạo Fe(OH)2 có màu trắng xanh:
Phương trình phản ứng xảy ra
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
Sau đó Fe(OH)2 bị O2 (trong dung dịch và không khí) oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ:
Fe(OH)2+ 1/4O2 + 1/2H2O → Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Vậy hiện tượng là tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
Câu 2. Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:
A. Ca(OH)2 và Na2SO3
B. NaOH và Na2SO3
C. KOH và NaNO3.
D. KOH và NaNO3.
A. Thỏa mãn vì phản ứng được với nhau sinh ra kết tủa trắng.
Phương trình hóa học
Ca(OH)2 + Na2SO3 → CaSO3↓ + 2NaOH
B, C, D loại vì không xảy ra phản ứng
Câu 3. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
B. Fe(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Fe + Ag+ → Fe2+ + Ag
Ag+ dư tiếp tục phản ứng với Fe2+
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
⇒ Dung dịch sau phản ứng gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.
Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng.
(3) Nhiệt phân AgNO3.
(4) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(5) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag → tạo kim loại Ag
(2) 2NH3 + 3CuO → 3Cu↓+ N2↑ + 3H2O → tạo kim loại Cu
(3) 2AgNO3 → 2Ag↓ + 2NO2 + O2↑→ tạo kim loại Ag
(4) 2Al + Fe2(SO4)3 dư → 2FeSO4 + Al2(SO4)3 → không tạo kim loại
(5) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag → tạo kim loại Ag
→ có 4 thí nghiệm tạo kim loại
Câu 5. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là:
A. CuSO4.
B. FeCl3.
C. MgCl2.
D. Fe(NO3)2.
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là: FeCl3.
A.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4Cu(OH)2↓: kết tủa màu xanh lam
B. FeCl3.
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaClFe(OH)3↓: kết tủa màu nâu đỏ
C. MgCl2.
MgCl2 + 2 NaOH → Mg(OH)2 + 2 NaCl
Mg(OH)2↓: kết tủa màu trắng
D. Fe(NO3)2.
Fe(NO3)2 + 2 NaOH → Fe(OH)2 + 2 NaNO3
Fe(OH)2↓: kết tủa màu trắng xanh
Câu 6. Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Thí nghiệm 1: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
→ ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Thí nghiệm 2:
Zn+ CuSO4: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Zn và Cu.
Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li
Zn2+, Cu2+
Thí nghiệm 3: Cu + FeCl3 : ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2
TN4: Ăn mòn điện hóa vì có 2 kim loại tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Fe là cực (-), Cu là cực (+)
Tại cực (-) : Fe → Fe2++ 2e
Tại cực (+) : 2H+ + 2e → H2
Có 2 Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa
Câu 8. Nung nóng 6,3 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 2,1 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?
A. 15 gam
B. 9 gam
C. 18 gam
D. 7,5 gam
Ta có, nFe = 0,1125 mol và nSO2 = 0,09375 mol
Quy hỗn hỗn hợp X về 2 nguyên tố Fe và O
Quá trình nhường: Fe0 → Fe+3 + 3e
Quá trình nhận e: O0 + 2e → O-2
S+6 + 2e → S+4
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
0,3375 = 2x + 0,1875 → x = 0,075
Mặt khác ta có: nên: m = 6,3 + 0,075. 16 = 7,5 (gam).
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.