KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O | KOH ra K2SO4

1 K

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử. Phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của KOH và tính chất hóa học H2SO4.... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra K2SO4

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra H2SO4 ra K2SO4

Nhiệt độ thường

3. Các phương trình hóa học khác

HClO + KOH → KClO + H2O

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O

Fe2(SO4)3 + KOH → K2SO4 + Fe(OH)3↓

KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao

A. Cu(OH)2, NaOH, Fe(OH)2, Zn(OH)2

B. Fe(OH)2, KOH, Mg(OH)2,  Zn(OH)2

C. Zn(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2

D. Cu(OH)2, Mg(OH)2,  Zn(OH)2, Fe(OH)2

Đáp án D

Câu 2. Dãy kim loại nào sau phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Cu, Fe, Zn

B. Zn, Ag, Fe

C. Ag, Fe, Zn

D. Al, Fe, Zn

Đáp án D

Dãy kim loại nào sau phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

Al, Fe, Zn

2Al + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2

Zn + H2SO4→ ZnSO4+ H2

Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2

Câu 3. Trung hoà 150ml dung dịch H2SO4 1M bằng V ml dung dịch KOH

A. 200 ml

B. 250 ml

C. 300 ml

D. 350 ml

Đáp án C

H2SO4+ 2KOH → K2SO4 + 2H2O.

Có nH2SO4 = CM. V = 1. 0,15 = 0,15 mol

→ nKOH = 2nH2SO4 = 2. 0,15 = 0,3 (mol)

→ VKOH = n/C­M = 0,3/1 = 0,3 lít =300 ml

Câu 4. Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.

B. KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O.

C. NaOH + HNO3→ NaNO3 + H2O.

D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

Đáp án C

OH- + H+ → H2O

A. 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2

B. OH- + NH4+ → NH3 + H2O

C. OH- + H+ → H2O

D. OH- + HCO3- → CO32- + H2O

Câu 5. Trộn dung dịch chứa Ca2+ ; OH 0,06 mol và K+ 0,02 mol với dung dịch HCO3 0,04 mol; CO32− 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là:

A. 2 gam

B. 4 gam

C. 6 gam

D. 5 gam

Đáp án A

Áp dụng bảo toàn điện tích

2nCa2+ + nK= nOH

=>2.nCa2+ + 1.0,02 = 1.0,06 = > nCa2+ = 0,02 (mol)

HCO3 + OH → CO32− + H2O

=> nCO32− = 0,07  => nCO32−  > nCa2+

nCaCO3 = nCa2+= 0,02 mol

=> mCaCO3↓ = 0,02.100 = 2 (g)

Câu 6. Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:

A. rót từng giọt nước vào axit.

B. rót từng giọt axit vào nước.

C. cho cả nước và axit vào cùng một lúc.

D. cả 3 cách trên đều được.

Đáp án B

Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: rót từng giọt axit vào nước.

Câu 7. Cho các chất sau: NaOH, Cu, CaO, Mg, NaCl. Chất nào phản ứng được với dung dịch axit clohiđric?

A. NaOH, CaO, Mg

B. NaOH

C. Mg

D. NaCl.

Đáp án A

Tính chất hóa học của axit

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học, tạo ra muối và khí H2.

+ Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước.

+ Tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.

+ Tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới.

Các chất tác dụng được với axit HCl là NaOH, CaO, Mg.

Phương trình hóa học

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CaO + 2HCl→ CaCl2 + H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Câu 8. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric loãng

B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

D. Bari clorua và axit sunfuric loãng

Đáp án C

Phương trình hóa học: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O + CO2

Đánh giá

0

0 đánh giá