2KOH + Mg(NO3)2 → 2KNO3+ Mg(OH)2 | KOH ra KNO3

187

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng 2KOH + Mg(NO3)2 → 2KNO3+ Mg(OH)2 | KOH ra KNO3. Phản ứng 2KOH + Mg(NO3)2 → 2KNO3+ Mg(OH)2 | KOH ra KNO3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2KOH + Mg(NO3)2 → 2KNO3+ Mg(OH)2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Sau phản ứng thu được kết tủa màu trắng

3. Điều kiện phản ứng

- Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.

4. Tính chất hóa học

- KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

- KOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

- KOH tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

- KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

- KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓

- KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH-

Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑

- KOH phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

5. Cách thực hiện phản ứng

- Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa Mg(NO3)2

6. Bạn có biết

- Tương tự Mg(NO3)2, các muối của kim loại magie như MgCl2, MgSO4 … cũng phản ứng với KOH tạo kết tủa trắng

- Phản ứng của KOH với Mg(NO3)2 là phản ứng trao đổi.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa Mg(NO3)2. Hiện tượng thu được sau phản ứng là

A, xuất hiện kết tủa trắng.

A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

B. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

C. xuất hiện kết tủa xanh.

Đáp án A.

Hướng dẫn giải

2KOH + Mg(NO3)2 → 2KNO3+ Mg(OH)2

Mg(OH)2: kết tủa trắng

Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?

A. KOH + CO2 → KHCO3

B. 2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

C. 2K + 2HCl → 2KCl + H2

D. 2KOH + MgSO4 → K2SO4 + Mg(OH)2

Đáp án D.

Hướng dẫn giải

2KOH + MgSO4 → K2SO4 + Mg(OH)2 là phản ứng trao đổi.

Ví dụ 3: Cho 100ml MgSO4 0,01M phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được kết tủa X. Khối lượng kết tủa X là

A. 0,058g.   

B. 0,58g.   

C. 0,754g.   

D. 1,10g.

Đáp án A.

Hướng dẫn giải

2KOH + Mg(NO3)2 → 2KNO3+ Mg(OH)2 | KOH ra KNO3 (ảnh 1)

mcr = 0,001.58= 0,058 gam.

Xem thêm Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Kali (K) & Hợp chất, chi tiết khác:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá