Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng CrO + HCl → CrCl2 + H2O | CrO ra CrCl2. Đây là phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc
1. Phương trình phản ứng hóa học:
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Chất rắn tan dần trong dung dịch.
3. Điều kiện phản ứng
- Không có.
4. Tính chất hoá học
4.1. Tính chất hoá học của CrO
- Mang tính chất của oxit bazơ.
- Có tính khử.
Tính chất của oxit bazơ.
Tác dụng với axit:
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
CrO + H2SO4 → CrSO4 + H2O
Tính khử
Tác dụng với oxi:
4CrO + O2 → 2Cr2O3
Tác dụng với các axit: HNO3 loãng hoặc HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng,
3CrO + 10HNO3 → 3Cr(NO3)3 + NO + 5H2O.
4.2. Tính chất hoá học HCl
- Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.
Tác dụng chất chỉ thị:
Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
HCl → H+ + Cl-
Tác dụng với kim loại
Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Cu + HCl → không có phản ứng
Tác dụng với oxit bazo và bazo:
Sản phẩm tạo muối và nước
NaOH + HCl → NaCl + H2 O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2 O
Fe2 O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2 O
Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
(dùng để nhận biết gốc clorua )
Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl + 2H2 O
K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O
Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)
3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O
NOCl → NO + Cl
Au + 3Cl → AuCl3
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho oxit CrO vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào .
6. Bạn có biết
- CrO là 1 oxit bazo có thể tác dụng được với HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Cho 13.6 gam crom (II) oxit tác dụng với dung dịch HCl loãng, sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 24.6g
B. 12.3g
C. 26.4g
C. 13.2g
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nCrO = 0.2 mol
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
0.2 0.2
mMuối = 0.2 x ( 52 + 71) = 24.6g
Ví dụ 2: Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO, Cr2O3 , Cr(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CrO + HCl, Cr2O3 + HCl , Cr2O3 + NaOH, Cr(OH)3 + Hcl, Cr(OH)3 + NaOH.
Ví dụ 3: Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazo, dung dịch axit, dung dịch axit và dung dịch bazo lần lượt là:
A. Cr2O3, CrO, CrO3
B. CrO3, CrO, Cr2O3
C. CrO, Cr2O3, CrO3
D. CrO3, Cr2O3, CrO
Hướng dẫn giải
Đáp án B
CrO3 là oxit axit nên tác dụng được với bazo, CrO là oxit bazo nên tác dung được với axit, Cr2O3 là oxit lưỡng tính nên tác dụng với cả axit và bazo.
Xem thêm Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Crom (Cr) & Hợp chất, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.