AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag

334

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag. Đây là phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Axit HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa trắng bạc, hay còn gọi là phản ứng tráng gương.

3. Điều kiện phản ứng

Không có

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của AgNO3

- Mang tính chất hóa học của muối

Tác dụng với muối

AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3

2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2

Tác dụng với kim loại:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tác dụng với axit:

AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3

Oxi hóa được muối sắt (II)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

b. Tính chất hoá học của NH3

Tính bazơ yếu

    - Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-

    ⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

    - Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

    - Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

Khả năng tạo phức

    Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

    Ví dụ:

    * Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

    * Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

    Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

Tính khử

    - Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).

    - Tác dụng với oxi:

AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag (ảnh 1)

    - Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

    NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

    - Tác dụng với CuO:

AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag (ảnh 2)

c. Tính chất hóa học của H2O

 - Nước tác dụng với kim loại

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

 - Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

 - Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

5. Cách thực hiện phản ứng

Cho dung dịch axit HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3.

6. Bạn có biết

Phản ứng tráng gương là phản ứng được dùng để nhận biết các chất như glucozơ, anđehit, … Trong đó thì thuốc thử dùng cho phản ứng là dung dịch AgNO3/NH3.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Chất nào dưới đây tham gia phản ứng tráng gương?

A. HCOOH

B. CH3-O-CH3

C. CH2=CH2

D. C2H5OH

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Ví dụ 2: Cho một lượng axit HCOOH tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 10,8 gam Ag. Tính lượng axit đã phản ứng?

A. 2,3 gam

B. 4,6 gam

C. 1,15 gam

D. 9,2 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: nAg = 10,8108 =0,1 mol

Phương trình hóa học:

2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

 nHCOOH = 12nAg = 0,05 mol

⇒ mHCOOH = 0,05. 46 = 2,3 gam

Ví dụ 3: Cho axit HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 hiện tượng xảy ra là

A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa trắng bạc

C. Có khí thoát ra

D. Vừa có kết tủa và có khí thoát ra

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Phương trình hóa học:

2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

⇒ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng bạc.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá