Mn + F2 → MnF2 | Mn ra MnF2

181

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Mn + F2 → MnF2 | Mn ra MnF2. Đây là phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Mn + F2 → MnF2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện chất rắn kết tinh màu hồng nhạt

3. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của Mangan

- Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +2, +3, +4, +6 và +7. Trạng thái ôxy hóa ổn định nhất là mangan +2.

- Mangan có tính khử khá mạnh

Tác dụng với phi kim

- Tác dụng trực tiếp được với nhiều phi kim.

Mn (bột) + O2→ MnO2. (tự bốc cháy)

Mn + Cl2 → MnCl2.

Tác dụng với axit

- Tác dụng với HCl và H2SO4 loãng:

Mn (bột) + 2HCl (loãng) → MnCl2 + H2

- Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc:

Mn + 2H2SO4 (đặc) → MnSO4 + SO2 + 2H2O.

3Mn + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

Tác dụng với nước

Mn (bột) + 2H2O (hơi) → Mn(OH)2 + H2

b. Tính chất hoá học của F2

Tác dụng với kim loại và phi kim

Ca + F2 → CaF2

2Ag + F2 → 2AgF

3F2 + 2Au → 2AuCl3

3F2 + S → SF6

Tác dụng với hidro:

    - Phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác, hỗn hợp H2, F2 nổ mạnh trong bóng tối.

H2 + F2 → 2HF

    - Khí HF tan vào nước tạo dung dịch HF. Dung dịch HF là axit yếu, đặc biệt là hòa tan được SiO2.

Mn + F2 → MnF2 | Mn ra MnF2 (ảnh 1)

(sự ăn mòn thủy tinh được ứng dụng trong kĩ thuật khắc trên kính như vẽ tranh khắc chữ)

Tác dụng với nước

    Khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

    Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.

5. Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với flo

6. Bạn có biết

Mn là kim loại có tính khử nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa như F2; Cl2 

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: . Khi cho 11 g một kim loại R hoá trị II tác dụng với F2 thu được 18,6 g muối. Tìm kim loại R?

A. Cu    

B. Mn    

C. Zn    

D. Fe

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình hóa học : R + F2 → RF2

Ta có : nR = 11/R mol ; nRF2 = 18,6/(R+19.2) mol

Theo phương trình : nR = nRFa ⇒ 11/R = 18,6/(R+38) ⇒ R = 418/7,6 = 55

⇒ kim loại R là Mn

Ví dụ 2: Khi cho 11 g một kim loại Mn tác dụng với F2 thu được m g muối. Gía trị của m ?

A. 9,3g   

B.13,95g    

C. 18,6g    

D. 23,25g

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình hóa học : Mn + F2 → MnF2

Ta có : nMn = 11/55 = 0,2 mol ; theo phương trình : nMnF2 = nMn = 0,2 mol

⇒ mMnF2 = 0,2.93 = 18,6 g

Ví dụ 3: Mangan tác dụng với chất nào sau đây ?

A. Na2SO4, O2, KNO3

B. NaOH, S, N2

C. KOH, HCl, Cl2

D. N2, HCl, S

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Mn + F2 → MnF2

Mn + S →MnS

Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá