Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Al + F2 → AlF3 | Al ra AlF3 . Đây là phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:
1. Phương trình phản ứng hóa học:
2Al + 3F2 → 2AlF3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Nhôm tác dụng với flo tạo thành nhôm florua
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ
4. Tính chất hoá học
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi
Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.
b) Tác dụng với phi kim khác
Tác dụng với axit
+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
Tác dụng với oxit kim loại( Phản ứng nhiệt nhôm)
Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm
Tác dụng với nước
- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
Tác dụng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho Nhôm phản ứng với flo ở nhiệt độ cao
6. Bạn có biết
Tương tự Al, tất cả các kim loại đều phản ứng với flo
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp
A. Cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.
B. khử Al2O3 bằng
C. Điện phân nóng chảy AlCl3.
D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
Điện phân nóng chảy Al2O3 (Không dùng AlCl3 vì chất này chưa nóng chảy đã thăng hoa.).
Ví dụ 2: Hiện tượng nào sau đây là đúng.
A. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, lượng vừa xuất hiện, lắc tan, sau một thời gian lại xuất hiện nhiều dần
B. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất hẳn
C. Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch NaAlO2, xuất hiện, sau đó tan dần do khí CO2 có dư
D. Cho một luồng khí CO2 từ từ vào nước vôi trong, xuất hiện nhiều dần và không tan trở lại ngay cả khi CO2 có dư
Đáp án: B
Ví dụ 3: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh
A. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ
B. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm
C. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh
D. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính.
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước.
Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH…) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.
Xem thêm Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Nhôm (Al), chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.