Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Toán có đáp án (phần 37) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Toán.
Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Toán có đáp án (phần 37)
Câu 1: Tính nhanh: 0,8 × 96 + 1,6 × 2.
Lời giải:
0,8 × 96 + 1,6 × 2
= 0,8 × 96 + 0,8 × 2 × 2
= 0,8 × 96 + 0,8 × (2 × 2)
= 0,8 × 96 + 0,8 × 4
= 0,8 × (96 + 4)
= 0,8 × 100
= 80.
Câu 2: Tính nhanh: 3,6 : 0,5 + 1,8 × 8 + 3,6 : 0,25.
Lời giải:
3,6 : 0,5 + 1,8 × 8 + 3,6 : 0,25
= 1,8 × 2 × 2 + 1,8 × 8 + 1,8 × 2 × 4
= 1,8 × (2 × 2) + 1,8 × 8 + 1,8 × (2 × 4)
= 1,8 × 4 + 1,8 × 8 + 1,8 × 8
= 1,8 × (4 + 8 + 8)
= 1,8 × 20
= 36.
Câu 3: Tìm x biết: 2x – (–17) = 15.
Lời giải:
2x – (–17) = 15
2x + 17 = 15
2x = 15 – 17
2x = –2
x =
x = –1.
Câu 4: Số dư của phép chia 37,99 : 16 nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương là bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có:
Như vậy, số dư của phép chia 37,99 : 16 nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương là 7.
Lời giải:
Ta có: a chia cho 3 dư 1 ⇒ a = 3q + 1 (q ∈ ℕ)
b chia cho 3 dư 2 ⇒ b = 3k + 2 (k ∈ ℕ)
a.b = (3q + 1)(3k + 2) = 9qk + 6q + 3k + 2
Vì 9 ⋮ 3 nên 9qk ⋮ 3
Vì 6 ⋮ 3 nên 6q ⋮ 3
Vì 3 ⋮ 3 nên 3k ⋮ 3
Vậy a.b = 9qk + 6q + 3k + 2 = 3(3qk + 2q + k) + 2 chia cho 3 dư 2 (đpcm).
Câu 6: Tính: (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 × 2.
Lời giải:
(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 × 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
= 22 + 43,68
= 65,68.
Lời giải:
Khi dời dấu phẩy của số bé sang trái một hàng tức là ta đã giảm số đó đi 10 lần. Nếu số bé mới bằng 1 phần thì số bé cần tìm bằng 10 phần như thế.
Ta nhận thấy : 55,22 – 37,07 chính là 11 phần.
Số bé là : (55,22 – 37,07) : 11 × 10 = 16,5
Số lớn là : 55,22 – 16,5 = 38,72.
Đáp số: Số lớn: 38,72. Số bé: 16,5.
Lời giải:
Khi dời dấu phẩy của số lớn sang trái 1 hàng tức là ta đã giảm số đó đi 10 lần.
Ta có sơ đồ:
Ta có: số lớn + số bé = 11,955
Mà số lớn – số bé = 5,37.
Do đó 11 lần của số lớn là: 11,955 + 5,37 = 17,325
Số lớn là: 17,325 : 11 × 10 = 15,75.
Số bé là : 15,75 – 5,37 = 10, 38.
Đáp số: Số lớn: 15,75; Số bé: 10,38.
Lời giải:
Gọi số cần tìm là
Nếu viết số 0 vào giữa hai chữ số của số đó ta được số mới là
Ta có
a × 100 + b = (a × 10 + b) × 7 (phân tích cấu tạo số)
a × 100 + b = a × 70 + b × 7 (Bỏ ngoặc ở vế phải)
a × 30 = b × 6 (trừ cả hai vế cho a × 70 + b)
a × 5 = b (Chia cả 2 vế cho 6)
Vậy a = 1 và b = 5.
Đáp số: 15.
Lời giải:
Đổi 12 kg = 12000 g.
Không tính vỏ thì can nặng số kg là: 12 000 – 600 = 11 400 (g)
Số nước người ta đổ bớt đi là: 11400 × = 3800 (g)
Sau khi đổ bớt nước ra ngoài, can nước nặng là: 12000 – 3800 = 8200 (g)
Đáp số: 8200 gam.
Lời giải:
Chu vi hình chữ nhật là: (25,4 + 4,6) × 2 = 60 (m)
Diện tích hình chữ nhật là: 25,4 × 4,6 = 116,84 (m2).
Câu 12: Mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng. Mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
Lời giải:
Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là: 30 × 2000 = 60 000 (đồng).
Đáp số: 60 000 đồng.
Lời giải:
Gọi khoảng cách từ cột đầu tiên đến cột gần nhất không phải trồng lại là a (m). (a > 0).
Vì a chia hết cho 60 và a chia hết cho 45.
Nên a là BCNN(60, 45).
Ta có: 60 = 22 . 3 . 5; 45 = 32 . 5.
⇒ a = BCNN(60, 45) = 22 . 32 . 5 = 180.
Mà các cột trồng lại cách nhau 45 m.
Ta có: 180 : 45 = 4.
Vậy cột gần nhất không phải trồng lại cột thứ 4.
Câu 14: Tổng của hai số là 0,6. Thương của hai số cũng bằng 0,6. Tìm hai số đó?
Lời giải:
Vì thương của hai số là 0,6 hay nên tỉ số của hai số đó là .
Số bé là: 0,6 : (3 + 5) × 3 = 0,225
Số lớn là: 0,6 – 0,225 = 0,375
Đáp số: 0,225 và 0,375.
Câu 15: Tìm ba chữ số tận cùng của tích mười hai số nguyên dương đầu tiên.
Lời giải:
12 số nguyên dương đầu tiên là:
1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12.
Tích của 12 số nguyên dương đầu tiên là :
1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 . 7 . 8 . 9 . 10 . 11 . 12 = 479 001 600
Ba chữ số tận cùng của tích 12 số nguyên dương đầu tiên là: 600.
Lời giải:
x,y × 9,9 = xx,yy
⇔ 10 × x,y × 10 × 9,9 = 100 × xx,yy
⇔ xy × 99 = xxyy
⇔ (10x + y) × 99 = 1000x + 100x + 10y + y
⇔ 990x + 99y = 1100x + 11y
⇔ 88y = 110x
⇔ (88 : 22) × y = (110 : 22) × x
⇔ 4 × y = 5 × x
Vậy nên y = 5; x = 4.
Câu 17: Tìm nghiệm nguyên của phương trình x2 + 5y2 + 6z2 + 2xy – 4xz = 10.
Lời giải:
x2 + 5y2 + 6z2 + 2xy – 4xz = 10
⇔ x2 + y2 + 4z2 + 2xy – 4xz – 4yz + 4y2 + 4yz + z2 + z2 = 10
⇔ (x + y – 2z)2 + (2y + z)2 + z2 = 10 (1)
Vì x, y, z là các số nguyên nên (x + y – 2z)2, (2y + z)2, z2 là các số chính phương.
Ta có 10 = 0 + 1 + 9.
Trường hợp 1: z2 = 0 ⇔ z = 0.
Khi đó ta có (2y)2 = 1 hoặc (2y2) = 9.
Lúc này không có nghiệm y nguyên vì 2y là số chẵn.
Trường hợp 2: (2y + z)2 = 0 ⇔ z = –2y.
Suy ra z2 = (–2y)2 = 1 hoặc z2 = (–2y)2 = 9.
Tương tự trường hợp 1, ta cũng không có nghiệm y nguyên vì 2y là số chẵn.
Trường hợp 3: (x + y – 2z)2 = 0.
Khi đó phương trình (1) tương đương với:
Vậy (x; y; z) ∈ {(7; –1; 3); (–8; 2; –3); (–2; 4; 1); (–7; 5; –1)}.
Câu 18: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 0,125 × 6,94 × 80.
Lời giải:
0,125 × 6,94 × 80
= 6,94 × (80 × 0,125)
= 6,94 × (80 : 8)
= 6,94 × 10
= 69,4.
Câu 19: Tìm x thuộc ℤ biết: 11 ⁝ (2x + 1).
Lời giải:
Ta có: Ư(11) = {±11; ±1}.
11 chia hết cho 2x + 1 khi 2x + 1 là ước của 11.
Ta có các trường hợp sau:
+) 2x + 1 = – 11 ⇒ x = – 6 ∈ ℤ
+) 2x + 1 = 11 ⇒ x = 5 ∈ ℤ
+) 2x + 1 = – 1 ⇒ x = – 1 ∈ ℤ
+) 2x + 1 = 1 ⇒ x = 0 ∈ ℤ
Vậy x ∈ {– 6; – 1; 0; 5}.
Câu 20: Tính nhanh: 245,9 × 0,49 – 245,9 × 0,58 + 24,59 × 10.
Lời giải:
245,9 × 0,49 – 245,9 × 0,58 + 24,59 × 10
= 245,9 × 0,49 – 245,9 × 0,58 + 245,9
= 245,9 × 0,49 – 245,9 × 0,58 + 245,9 × 1
= 245,9 × (0,49 – 0,58 + 1)
= 245,9 × 0,91
= 223,769.
Câu 21: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 28 + 62 × a × (a × 1 – a : 1 ) + 28 × 8 + 28.
Lời giải:
28 + 62 × a × (a × 1 – a : 1) + 28 × 8 + 28
= 28 × 1 + 62 × a × 0 + 28 × 8 + 28 × 1
= 28 × 1 + 28 × 8 + 28 × 1
= 28 × (1 + 8 + 1)
= 28 × 10
= 280.
Câu 22: Cho hình tròn tâm O, đường kính AB = 8 cm.
a. Tính chu vi hình tròn tâm O đường kính AB, hình tròn tâm M, đường kính AO và hình tròn tâm N, đường kính OB.
b. So sánh tổng chu vi của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N với chu vi hình tròn tâm O.
c. Tính diện tích phần đã tô đậm của hình tròn tâm O.
Lời giải:
Hai hình tròn tâm M và N đều có đường kính là: 8 : 2 = 4 (cm)
a. Chu vi hình tròn tâm O là: 8 × 3,14 = 25,12 (cm)
Chu vi hình tròn tâm M (hoặc tâm N) là: 4 × 3,14 = 12,56 (cm)
b. Tổng chu vi của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N là: 12,56 × 2 = 25,12 (cm).
Vậy tổng chu vi của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N bằng chu vi hình tròn tâm O.
c. Diện tích phần tô đậm của hình tròn tâm O bằng diện tích hình tròn tâm O trừ đi tổng diện tích của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N.
Diện tích hình tròn tâm O là: 4 × 4 × 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích hình tròn tâm M (hoặc tâm N) là: 2 × 2 × 3,14 = 12,56 (cm2)
Diện tích phần đã tô đậm của hình tròn tâm O là: 50,24 – 12,56 × 2 = 25,12 (cm2).
Lời giải:
Tỉ số phần trăm của số bi xanh và số bi trong hộp là:
24 : 40 . 100% = 60 %
Vậy tỉ số phần trăm của số bi xanh và số bi trong hộp là 60%.
Lời giải:
Gọi số học sinh khối 6 trường đó là x ( x ∈ ℕ*, 350 < x < 400)
Theo đề bài xếp 30 hay 45 người ngồi vào 1 xe thì không còn dư một ai
Suy ra x chia hết cho cả 30 và 45
Do đó x ∈ BC(30, 45)
Ta có:
30 = 2 . 3 . 5
45 = 32 . 5
Suy ra BCNN(30, 45) = 2 . 32 . 5 = 90
Do đó BC(30, 45) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; ...}
Mà 350 < x < 400
Suy ra x = 360
Vậy trường đó có 360 học sinh khối 6.
Lời giải:
Gọi số học sinh khối 6 là a (a ∈ ℕ*, 400 < a < 500)
Theo đề bài ta có a ∈ BC(6; 8; 10)
Ta có
6 = 2 . 3
8 = 23
10 = 2 . 5
Suy ra BCNN(6, 8, 10) = 23 . 3 . 5 = 120
Suy ra BC(6, 8, 10) ={0; 120; 240; 360; 480; 600; ...}
Mà 400 < a < 500
Suy ra a = 480
Vậy số học sinh là 480 em.
Câu 26: Tổng của hai số là 0,6. Thương của hai số cũng bằng 0,6. Tìm hai số đó.
Lời giải:
Vì thương của số bé vá số lớn là 0,6 hay nên tỉ số của hai số đó là
Ta coi số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần bằng nhau như vậy.
Tổng số phần bằng nhau
3 + 5 = 8 (phần)
Giá trị của một phần
0,6 : 8 = 0,075
Số bé là:
0,075 × 3 = 0,225.
Số lớn là:
0,6 − 0,225 = 0,375.
Vậy hai số cần tìm là 0,225 và 0,375.
Lời giải:
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả trường là:
13 : 25 × 100% = 52%
Vậy số học sinh nữ chiếm 52% số học sinh của lớp đó.
Câu 28: Có bao nhiêu hình tứ giác trong hình sau
Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy có 42 hình tứ giác.
Câu 29: Cho A = 1 + 3 + 32 + 32 + … + 311. Chứng minh rằng:
a) A chia hết cho 13.
b) A chia hết cho 40.
Lời giải:
a) Ta có :
A = 1 + 3 + 32 + 32 + … + 311
A = (1 + 3 + 32) + (33 + 34 + 35) + (36 + 36 + 38) + (39 + 310 + 311)
A = 1.(1 + 3 + 32) + 33.(1 + 3 + 32) + 36.(1 + 3 + 32) + 39.(1 + 3 + 32)
A = (1 + 3 + 32) . (1 + 33 + 36 + 39)
A = 13 . (1 + 33 + 36 + 39)
Vì 13 ⋮ 13 nên 13 . (1 + 33 + 36 + 39) ⋮ 13
Vậy A ⋮ 13.
b) Ta có :
A = 1 + 3 + 32 + 32 + … + 311
A = (1 + 3 + 32 + 33) + (34 + 35 + 36 + 37) + (38 + 39 + 310 + 311)
A = 1 . (1 + 3 + 32 + 33) + 34 . (1 + 3 + 32 + 33) + 38 . (1 + 3 + 32 + 33)
A = (1 + 3 + 32 + 33).(1 + 34 + 38)
A = 40 . (1 + 34 + 38)
Vì 40 ⋮ 40 nên 40 . (1 + 34 + 38) ⋮ 40
Vậy A ⋮ 40.
Lời giải:
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80 000 : 4 = 20 000 (đồng)
Mua 6,8 m vải cùng loại phải trả số tiền là:
20 000 × 6,8 = 136 000 (đồng)
Mua 6,8 m vải cùng loại phải trả nhiều hơn số tiền là:
136 000 – 80 000 = 56 000 (đồng)
Vậy mua 6,8 m vải cùng loại phải trả nhiều hơn 56 000 đồng.
Lời giải:
Mua 1 kg đường phải trả:
85 000 : 5 = 17 000 (đồng)
Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả :
17 000 × 3,5 = 59 500 (đồng)
Mua 3,5 kg đường cùng loại thì phải trả ít hơn số tiền là
85 000 – 59 500 = 25 500 (đồng)
Vậy mua 3,5 kg đường cùng loại thì phải trả ít hơn 25 500 đồng.
Câu 32: Một chai dầu có 0,75 l dầu, mỗi lít dầu cân nặng 0,8 kg. Hỏi:
a) 150 chai dầu cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
b) Một can chứa 20 l dầu, can dầu đó nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
Lời giải:
a) Cân nặng của một chai dầu là:
0,8 × 0,75 = 0,6 (kg).
Cân nặng của 150 chai dầu là:
0,6 × 150 = 90 (kg).
b) Cân nặng của một can dầu là:
20 × 0,8 = 16 (kg).
Lời giải:
Các trang từ 1 đến 9: có 9 trang, mỗi trang viết 1 chữ số
Các trang từ 10 đến 99: có 90 trang, mỗi trang viết 2 chữ số
Các trang từ 100 đến 250 : có 151 trang, mỗi trang viết 3 chữ số.
Vậy phải viết tất cả là:
9 × 1 + 90 × 2 + 151 × 3 = 642 (chữ số)
Vậy cần dùng 642 chữ số.
Lời giải:
Cửa hàng có tất cả:
175 × 40 = 7 000 (quả trứng)
Cửa hàng đã bán:
175 × 10 = 1 750 (quả trứng)
Cửa hàng còn lại:
7 000 – 1 750 = 5 250 (quả trứng)
Vậy cửa hàng còn lại 5 250 quả trứng.
Lời giải:
Nếu giảm chiều dài 15 cm và giảm chiều rộng 5 cm thì hình chữ nhật trở thành hình vuông nên hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là: 15 – 5 = 10 (cm).
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 124 : 2 = 62 (cm).
Chiều dài hình chữ nhật là: (62 + 10) : 2 = 36 (cm).
Chiều rộng là: 36 – 10 = 26 (cm).
Diện tích hình chữ nhật là: 36.26 = 936 (cm2).
Vậy diện tích hình chữ nhật là 936 cm2.
Lời giải:
Gọi chiều rộng là a (a > 0).
Theo bài ra ta có phương trình
(a + 30) . 2 = 5a
⇔ 2a + 60 = 5a
⇔ 60 = 3a
⇔ a = 20
Diện tích hình chữ nhật là 20 . 30 = 600 (m2)
Vậy diện tích hình chữ nhật là 600 m2.
Lời giải:
Số gà mái là:
200 – 106 = 94 (con)
Tỉ số phần trăm giữa gà mái và tổng số gà là:
(94 : 200) × 100% = 47%.
Vậy tỉ số phần trăm số gà mái và tổng số gà là 47%.
Câu 38: Muốn nhân hai lũy thừa khác cơ số và khác cả số mũ ta phải làm sao?
Lời giải:
Muốn nhân hai lũy thừa khác cơ số và số mũ ta sẽ đổi từ dạng lũy thừa sang dạng số tự nhiên và tính bình thường.
Ta có ví dụ sau:
25 . 32 = 32 . 9 = 288.
Câu 39: Công thức tính chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam được xác định như sau:
Chiều cao trung bình của trẻ = 0,75 + 0,05 × (số tuổi theo năm dương lịch của trẻ – 1).
(Đơn vị: mét).
a) Em hãy tính chiều cao trung bình của trẻ em 6 tuổi.
b) Em hãy tính chiều cao trung bình của trẻ em 11 tuổi.
Lời giải:
a) Chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi là
0,75 + 0,05 × (6 – 1) = 1 (m).
Vậy chiều cao trung bình của trẻ em 6 tuổi là 1 m.
b) Chiều cao trung bình của trẻ 11 tuổi là
0,75 + 0,05 × (11 – 1) = 1,25 (m)
Vậy chiều cao trung bình của trẻ em 11 tuổi là 1,25 m.
Lời giải:
Đổi: 6 giờ 30 phút = 6,5 giờ
1 giờ anh nông dân cày được là:
7 897,5 : 6,5 = 1 215 (m2)
Đổi: 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Trong 4 giờ 45 phút anh nông dân cày được là:
4,75 × 1 215 = 5 771,25 (m2)
Vậy trong 4 giờ 15 phút thì anh nông dân đó cày được 5 771,25 m2 đất.
a) Tính tổng các góc của đa giác 15 cạnh.
b) Đa giác nào có tổng các góc bằng 1 620°.
Lời giải:
Tổng số đo các góc của đa giác n cạnh là (n − 2) . 180°.
a) Tổng số đo của đa giác 15 cạnh là (15 − 2) . 180° = 2 340°.
b) Gọi đa giác cần tìm có n cạnh
Từ giả thiết ta có
(n − 2) . 180° = 1 620°
⇔ n – 2 = 9
⇔ n = 11
Vậy đa giác 11 cạnh có tổng các góc bằng 1 620°.
Lời giải:
Gọi số học sinh khối 6 của trường Kết Đoàn là a (học sinh) (a ∈ ℕ*) (300 < a < 400).
Vì xếp hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ nên a chia hết cho cả 12, 15 và 18.
Do đó a = BC(12, 15, 18)
Ta có:
12 = 22 . 3;
15 = 3 . 5;
18 = 2 . 32
Suy ra BCNN(12, 15, 18) = 22 . 32 . 5 = 180
Nên BC(12, 15, 18) = B(180) = {0; 180; 360; 540; …}
Mà 300 < a < 400 nên a = 360 (học sinh)
Vậy số học sinh khối 6 của trường Kết Đoàn là 360 học sinh.
Câu 43: Tìm số trung bình cộng của các số lẻ từ 11 đến 100.
Lời giải:
Số số lẻ là (99 – 11) : 2 + 1 = 45 (số)
Ta có
11 + 13 + 15 + 17+ ... + 99 (45 số hạng)
= (99 + 11) . 45 : 2
= 110 . 45 : 2
=2 475
Số trung bình cộng của 2 475 là
2 475 : 45 = 55
Vậy số trung bình cộng của các số lẻ từ 11 đến 100 là 45.
Câu 44: Tìm số nghiệm của phương trình 2x + 3x + 4x + ... + 2017x + 2018x = 2017 – x.
A. 2017;
B. 1;
C. 0;
D. 2016.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Xét hàm số f(x) = 2x + 3x + ... + 2017x + 2018x
Ta có f’(x) = 2x ln2 + 3x ln3 + ... + 2017x ln2017 + 2018x ln2018 > 0 với mọi x
Suy ra f(x) đồng biến trên ℝ
Xét hàm số g(x) = 2017 – x
Ta có g’(x) = – 1 < 0 với mọi x
Suy ra g(x) nghịch biến trên ℝ
Do đó phương trình 2x + 3x + 4x + ... + 2017x + 2018x = 2017 – x có tối đa 1 nghiệm
Ta thấy x = 0 là nghiệm duy nhất của phương trình.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 45: Tính bằng cách thuận tiện nhất 0,12 × 400.
Lời giải:
Ta có
0,12 × 400
= 0,12 × (100 × 4)
= (0,12 × 100) × 4
= 12 × 4
= 48
Vậy 0,12 × 400 = 48.
Lời giải:
Ta có A = 1,7 × 2,7 × 3,7 × ... × 9,7 × 10,7.
Ta chia 10 số hạng của A thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 số hạng thì có tất cả 10 : 4 = 2 (nhóm) dư 2 số hạng.
Do đó
A = (1,7 × 2,7 × 3,7 × 4,7) × (5,7 × 6,7 × 7,7 × 8,7) × 9,7 × 10,7
A = ...1 × ...1 × ...9
A = ...9
Vậy tích A có tận cùng là 9.
Lời giải:
Lượng nước trong 80kg nấm tươi là:
80.85% = 68 (kg).
Khối lượng nấm nguyên chất trong nấm tươi là: 80 – 68 = 12 (kg).
Lượng nấm trên chiếm 100% – 60% = 40% trong nấm khô nên ta thu được số kg nấm khô là:
12 : 40% = 30 (kg).
Vậy nếu phơi 80 kg nấm tươi thì thu được 30 kg nấm khô.
Câu 48: Tính bằng hai cách: (6,75 + 3,25) × 4,2.
Lời giải:
Cách 1:
(6,75 + 3,25) × 4,2
= 10 × 4,2 = 42
Cách 2:
(6,75 + 3,25) × 4,2
= 6,75 × 4,2 + 3,25 × 4,2
= 28,35 + 13,65
= 42.
Lời giải:
Kéo dài AM cắt DC tại E
Suy ra SABM = SMCE
Do đó diện tích tam giác ADE bằng diện tích hình thang ABCD nên diện tích tam giác ADE bằng 18cm2
Vì M là trung điểm của AE nên diện tích tam giác ADE gấp đôi diện tích tam giác ADM
Suy ra diện tích tam giác ADM là:
18 : 2 = 9 (cm2)
Vậy diện tích tam giác ADM bằng 9 cm2.
Lời giải:
Giả sử P(x)= ax3 + bx2 + cx + d (0 ≤ a, b, c, d < 5)
P(5) = 259
⇔ 125a + 25b + 5c + d = 259
Vì 0 ≤ a, b, c, d < 5
Nên a = 2
Suy ra 25 b + 5c + d = 259 – 125 . 2 = 9
Vì 9 < 25 nên b = 0
Khi đó 5c + d = 9
Mà 0 ≤ c, d < 5
Suy ra c = 1, d = 4
Do đó P(x) = 2x3 + x + 4
Suy ra P(2049) = 2 . 20493 + 2049 + 4 = 17 205 049 351
Vậy P(2049) = 17 205 049 351.
Lời giải:
Chiều dài hơn chiều rộng số cm là
115 + 5 = 120 (cm).
Do hình chữ nhật có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng nên coi chiều rộng là 1 phần thì chiều dài là 5 phần. Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 1 = 4 (phần).
Chiều rộng hình chữ nhật là
120 : 4 = 30 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là
30 . 5 = 150 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là
(150 + 30) × 2 = 360 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là
150 × 30 = 4 500 (cm2)
Vậy chu vi hình chữ nhật là 360 cm, diện tích hình chữ nhật là 4 500 cm2.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.